Bạn đã biết pha “Lục Trà” đúng cách chưa ?

Lục trà hay còn được gọi là trà xanh, là loại trà phổ biến trong đời sống hàng ngày của con người. Lục trà được chế biến theo rất nhiều cách và được pha tùy theo khẩu vị mỗi người. Tuy nhiên vẫn sẽ có những tiêu chuẩn riêng để pha loại trà này, hãy cùng Yêu Trà Việt tìm hiểu bí quyết pha lục trà đúng chuẩn nhé!

Giới thiệu về Lục trà

Lục trà (hay trà xanh) là dòng trà rất phổ biến, mang hương vị truyền thống và được đông đảo người dân Việt Nam yêu thích. Nguyên liệu để tạo ra trà xanh là từ giống trà Camellia sinensis được trồng ở nhiều địa phương như Phú Thọ, Thái Nguyên hay các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta.

Trà xanh được tạo ra với mục đích giữ lại hương vị trà tươi nhất có thể. Quy trình chế biến trà xanh bao gồm 4 bước: thu hái, làm héo, vò trà và sao trà. Trà xanh không trải qua quá trình oxy hóa, bởi vậy, ngay sau khi thu hái, người làm trà tiến hành nhanh công đoạn làm héo và lập tức ngăn chặn quá trình oxy hóa bằng cách sao hoặc hấp diệt men. Nhiệt độ cao làm ngừng quá trình hoạt động của các enzyme. Lục trà có độ chát cao hơn so với các dòng trà khác do chất polyphenol được giữ lại nhiều trong quá trình chế biến.

Lục trà là loại trà được ưa chuộng nhất tại Việt Nam
Lục trà là loại trà được ưa chuộng nhất tại Việt Nam

Theo nghiên cứu, trong lục trà có chứa hàm lượng chất EGCG cao, đây là chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Vì thế, nếu duy trì thói quen uống trà xanh thường xuyên có thể ngăn ngừa bệnh và giúp duy trì sức khỏe rất tốt. Lục trà khi hãm có màu sắc và hương vị giống với lá trà tươi. Nước trà thường có màu xanh nhạt hoặc vàng nhẹ. Khi thưởng thức trà xanh, người uống sẽ cảm nhận được vị đắng, vị chát đậm và cuối cùng là vị ngọt hậu đọng lại.

Phương pháp pha Lục trà chuẩn vị

Phương pháp pha lục trà thường được áp dụng theo 2 cách đó là: Thượng đầu pháp và Hạ đầu pháp.

Với Thượng đầu pháp, đây là cách bạn đổ nước nóng với nhiệt độ từ 75 °C – 85 °C vào trong cốc nước rồi mới cho trà vào, phù hợp để pha những loại trà xanh cao cấp, với độ xoắn chặt chẽ.

Còn khi pha trà theo phương pháp Hạ đầu pháp thì bạn cần phải cho trà vào trong cốc trước sau đó mới thêm nước nóng 85 °C, phù hợp với hầu hết các loại trà xanh.

Nước trà khi pha có màu xanh hoặc vàng nhạt
Nước trà khi pha có màu xanh hoặc vàng nhạt

Qua bài viết này, Yêu trà Việt sẽ hướng dẫn bạn cách pha lục trà theo phương pháp Hạ đầu pháp, áp dụng dễ dàng và thuận tiện nhất trong cuộc sống hàng ngày. Trước khi pha trà, bạn cần phải chuẩn bị bộ dụng cụ pha trà cơ bản gồm: ấm pha trà, tống chuyên trà và chén quân thưởng trà. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ dụng cụ pha trà, hãy làm theo thứ tự các bước sau để vị trà thơm ngon nhất nhé:

Đun nước: Pha trà nên sử dụng nước tinh khiết (có thể dùng nước tinh khiết đóng chai. Hầu hết các loại trà đều pha bằng nước dưới nhiệt độ sôi, đối với trà xanh nên dùng nước trong khoảng từ 80oC – 90oC.

Tráng ấm, chén: Tráng sạch ấm và chén bằng nước sôi trước khi pha. Đặc biệt, đối với ấm trà nên tráng toàn bộ cả nắp và thân ấm. Đây là một bước vô cùng quan trọng trong cách pha trà.

Đong trà: Cho một lượng trà từ 5gr đến 10gr vào ấm có thể tích 150ml. Khi cho lục trà vào ấm, người pha trà bắt đầu cảm nhận được hương thơm đặc trưng của trà xanh do hơi nóng từ ấm bốc lên mang theo vị trà. Trà ngon sẽ cho hương thơm thanh khiết, tự nhiên.

Bộ dụng cụ pha lục trà
Bộ dụng cụ pha lục trà

Đánh thức trà: Nước tráng trà không cần quá sôi. Lượng nước vừa đủ, xâm xấp, sau đó lắc ấm vài vòng rồi đổ nước đi. Mục đích chính của bước này là để cánh trà nở ra, chiết xuất trà dễ dàng và ngon hơn.

Hãm trà: Chế nước sôi vào tống, cho nhiệt độ giảm từ 80oC – 90oC, sau đó dùng nước này để pha trà xanh. Đổ nước vào tống cũng là để xác định lượng nước vừa phải, hợp lý để pha. Hãm trà từ 1-3 phút tuỳ theo sở thích uống trà vị đậm hay thanh nhẹ.

Rót trà và thưởng thức: Rót hết nước trà trong ấm. Khơi trà và để trà nghỉ 1 – 2 phút sau đó tiếp tục thêm nước. 5 – 10gr trà pha được 4 – 5 lần nước.

5 Điều cấm kỵ khi sử dụng Lục trà

Trà xanh mang đến những vi chất rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên cần có những lưu ý khi sử dụng dòng trà này:

  • Không uống nước đầu tiên của Trà (thông thường với hai phương pháp thượng đầu và hạ đầu thì tốt nhất chúng ta vẫn nên tráng qua trà trước để loại bỏ bụi bẩn còn tồn dư trên búp trà)
  • Bụng đói không nên uống Trà Xanh : bởi nước trà có thể sẽ gây loãng dịch vị dạ dày, làm cho chứng năng tiêu hóa bị giảm đi, thậm chí những thành phần của trà sẽ đi vào máu gây ra tình trạng chóng mặt, tim đập nhanh … sức khỏe vận động của cơ thể bị giảm sút
  • Uống ít Trà Xanh mới : vì Trà Xanh mới nên các thành phần như polyphenol, andehit chưa được Oxy hóa, đối với niêm mạc trong đường tiêu hóa sẽ bị kích thích mạnh mẽ, dễ gây ra đau dạ dày. Thông thường Trà Xanh mới có thời gian lưu trữ nửa tháng thì không nên sử dụng.
5 Điều cấm kỵ khi sử dụng Lục trà
5 Điều cấm kỵ khi sử dụng Lục trà
  • Người hay bị lạnh bụng thì không nên uống trà quá nhiều, nếu dùng trà nhiều sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa, mệt mỏi về tinh thần. Người mất ngủ, đang cho con bú cũng không nên xử dụng trà, vì trà có thể sẽ hấp thụ vào sữa, ảnh hưởng đến em bé.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng Trà Xanh để uống thuốc bởi Axit Tanic trong trà sẽ gây ra sự kết hợp lắng đọng, từ đó cản trở việc hấp thụ thuốc, ảnh hưởng đến công hiệu của thuốc. Không nên uống trà vào ban đêm vì có thể sẽ gây ra tình trạng mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi cho hôm sau.

Lưu ý khi bảo quản Lục trà

Tham khảo một vài lưu ý khi bảo quản trà xanh để luôn giữ được hương vị thơm ngon đúng kiểu:

Tránh ẩm: Trà nói chung hay lục trà nói riêng (loại trà khô) luôn luôn hút ẩm rất mạnh mẽ bởi trong lá trà có lỗ thoáng khí, nếu trà bị hút ẩm sẽ xuất hiện nấm mốc

Tránh nhiệt độ cao: Lục trà thích hợp bảo quản độ khoảng nhiệt độ từ 0°C – 5°C. Nếu nhiệt độ cao quá sẽ khiến cho các Axit Amin, đường, Vitamin bị phá vỡ, hương thơm trong lá trà sẽ bị mất đi hay giảm sút

Tránh ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời sẽ thúc đẩy quá trình oxy hóa diệp lục, este lá trà xanh, và có thể sẽ phân hủy Phaeophytin ở chất diệp lục … từ đó dẫn đến chất lượng của trà xanh đi xuống.

Tránh không khí: Trong trà xanh có chất điệp lục, este, vitamin C … rất dễ dàng kết hợp oxy trong không khí, quá trình oxy hóa trà sẽ khiến trà trở nên đỏ, đậm hơn, độ dinh dưỡng trong trà giảm đáng kể.

Tránh mùi lạ: Lục trà chứa các Enzyme, Polymer và hợp chất hiếm, cự kỳ không ổn định, và có thể hấp thụ mùi hôi, chính vì thế mà khi trà được để lẫn với những sản phẩm có mùi,… trà xanh sẽ hấp thụ mùi đó và không thể loại bỏ được.

Giữ trà ở nơi khô ráo để bảo quản trà tốt hơn
Giữ trà ở nơi khô ráo để bảo quản trà tốt hơn

Trà xanh là thức uống không thể thiếu trong mỗi gia đình. Vì thế, áp dụng phương pháp pha trà đúng, sẽ mang tới cảm giác ngon miệng, hương và vị trà sẽ đậm đà, đồng thời mang lại lợi ích cho sức khỏe con người. Ngoài ra, quá trình bảo quản trà cũng rất quan trọng để bảo đảm hương vị trà được lưu giữ tốt nhất.

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

 

 

xin chào, bạn có muốn đánh giá về bài viết này?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *