Gốm sứ và trà cụ Việt Nam 

Trà Việt không chỉ ấn tượng với những phẩm trà đặc biệt từ mọi miền mà nghệ thuật gốm sứ và trà cụ Việt Nam cũng có những nét riêng thu hút đông đảo người yêu trà trong nước và quốc tế. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về gốm sứ và trà cụ Việt nhé.

Đồ gốm Việt Nam là tên gọi chung của 5 loại chất liệu; đất nung, sành nâu, sành xốp, sành tráng và sứ. Đất sét là nguyên liệu chính để làm gốm, là đối tượng nghiên cứu của ngành silicat hiện đại. Còn lửa – nhiệt độ trong lò nung – là vấn đề kỹ thuật quyết định một sản phẩm ra lò tròn hay méo vàng hay trắng, men màu hiện ra khác nhau tuy cùng một công thức.

 Có 4 loại gốm: Gia dụng, nghệ thuật, kiến trúc và kỹ thuật. Vẻ đẹp của gốm là sự kết hợp của nghệ thuật điêu khắc và hội hoạ. Đổ gồm bản địa Việt Nam chịu ảnh hưởng tiếp biến của gốm Trung Hoa và phương Tây trong quá trình lịch sử phát triển của đất nước. 

Sự phát triển của nghề gốm sứ Việt Nam

Gốm sứ Việt Nam đã trải qua những mốc tiến bộ kỹ thuật và nghệ thuật ngày càng cao sau đây:

  • Gốm tiền sử: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn, Sa Huỳnh.
  • Gốm thế kỷ I – IX: Giao lưu với phương Bắc, Ấn Độ và quốc đảo Đông Nam, trên cơ sở gốm đất nung Đông Sơn, còn có chất liệu sành xốp từ đất sét trắng, sành nâu và gốm kiến trúc ở nhiều tỉnh miền Bắc, với 2 trung tam Thuận Thành – Bắc Ninh (gốm nâu) và Tam Thọ – Thanh Hoá (đất trắng), sản xuất gốm gia dụng ăn uống, chứa đựng.
  •  Gốm thế kỷ X – XIV, Đời Nhà Trần có gốm sành sứ tráng men, gốm hoa nâu, gốm hoa trắng, gốm men ngọc, men nâu, men trắng ngà làm thạp, liễn, bát đĩa ấm chén nổi tiếng. Hai trung tâm gốm sứ lớn là Bát Trăng (Hà Nội) và Chu Đậu (Hải Dương). 
Sự phát triển của nghề gốm sứ Việt Nam
Sự phát triển của nghề gốm sứ Việt Nam
  • Gốm thế kỷ XV – XIX, Đời Nhà Lê, ngoài sành xốp, sành trắng hoa lam, men nâu, tam sắc, men rạn của Bát Tràng (Hà Nội), Chu Đậu (Hải Dương), còn có sành nâu không men Hương Canh (Vĩnh Yên), sành nâu men da lươn Phù Lãng (Bắc Giang); miền Trung có Lò chum (Thanh Hóa); xuất khẩu sang Nhật Bản, Nam Á và Tây Á theo “Con đường gốm” (thế kỷ XIV – XVI). 
  • Gốm thế kỷ XX, có thêm Lò gốm Mông Cái, Cây Mai (Sài Gòn – Chợ Lớn), Lái Thiêu (Bình Dương), Biên Hoà (Đồng Nai), làm đồ dân dụng bát đĩa, ấm chén, lu, khạp nổi tiếng, gốm nghệ thuật Biên Hoà với hoa văn chi tiết, màu sắc tươi tắn rực rỡ. Sau 1954, khôi phục các lò gốm thủ công truyền thống, đầu tư xây dựng Nhà máy Sứ Hải Dương và Nhà máy Sứ Lào Cai hiện đại.

Vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam

Thuộc loại gốm gia dụng có bộ đồ trà gồm ấm chén, nồi đun làm bằng các chất liệu đất nung, sành nâu, sành xốp, sành trắng, sứ dưới đây:

  •  Đất nung làm từ đất sét thường, nung ở 600 – 800°C; xương đất màu nâu đến đỏ gạch, nâu xám đen tuỳ theo hàm lượng sắt trong đất. Đặc trưng là tạo dáng mập, có truyền thống riêng của từng làng gốm, rất hiếm loại bình có quai, đáy nhọn. Trang trí là hoa văn chìm tạo ra bằng chải, dập, in, ấn, vẽ bằng dụng cụ một hay nhiều đầu nhọn tạo nên các hoa văn hình học phong phú.
  •  Sành nâu bằng đất sét tốt hơn, luyện lọc kỹ và nung ở nhiệt độ cao hơn, có màu đỏ sẫm, nâu sẫm, không tráng men hoặc có tráng men tro – đất, dùng để sản xuất các sản phẩm chứa đựng, bảo quản lương thực như chum, vại, lu, bình, choé, lọ, hủ chậu, liễn, ấm, chén nậm rượu, bình với, chậu trồng cây, lư hương, chân đèn… 
  • Sành nâu không men phổ biến từ Nam chí Bắc, làm đồ gia dụng nhỏ như hũ lọ ẩm chậu hay lớn như chum, vại, khạp, với hoa văn sóng nước, chải dọc thân, hay hoa văn nổi… Vùng Thanh Hoá, Ninh Bình có đồ sành nâu khá bóng láng, đo men muối tạo nên. Sành nâu có men, nổi tiếng là đồ men da lươn Phù Lãng, Lái Thiêu, Gò Sành, tạo nên những mảng men co rất đẹp. 
Vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam
Vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam
  • Sành xốp và sành trắng, với xương bằng đất sét trắng, phần lớn tráng men và nung ở 1.100 – 1.200°C. Gồm gốm Việt – Hán (thế kỷ I – IX), gốm men trắng ngà, gốm hoa nâu, gốm men ngọc (thế kỷ X – XIV), gốm hoa lam, gốm men nâu, gốm men màu, gốm men rạn, gốm chạm đắp nổi, gốm tam sắc (thế kỷ XV . XIX), gốm Biên Hoà, gốm Lái Thiêu (thế kỷ XIX – XX).
  • Gốm men trắng (White glaze) toàn bộ tráng bằng men trắng thường có màu trắng ngà. Có hai loại, loại thứ nhất men trắng ngà kết hợp tạo dáng sản phẩm đắp nổi cánh sen được phủ men có kích thước lớn như thạp, liễn; loại thứ hai có độ trắng tốt hơn sản phẩm đắp nổi cánh sen tỉ mỉ hơn, thường tạo khối theo kiểu chia múi, có vẻ đẹp tinh tế, thường có kích thước nhỏ như ấm nắp hộp. 
  • Gốm men ngọc (Vietnamese céladon) sản phẩm được tráng men xanh, xanh ngà nâu dày trông như ngọc thạch. Vẻ đẹp men ngọc là do sự phối hợp giữa các hoa văn chạm chìm tinh tế, phóng khoáng, phụ thuộc độ nông sâu của nét, ẩn hiện lung linh. Thường dùng trong đồ gia dụng ăn uống như bát, đĩa, ấm, chén. Sản phẩm không có trang trí hoặc trang trí hoa văn khắc chìm, chi tiết tinh tế. Gốm men ngọc Việt Nam có ba màu chính gồm trắng ngà gần giống bạch ngọc, xanh lá cây, xanh lá cây ngà nâu. 
  • Gốm men nâu từ cuối thế kỷ XIII, làm từ ôxy sắt để tráng men lên bát đĩa, ấm chén đặc biệt tại lò Chu Đậu – Hải Dương. 
  • Gốm hoa lam (Blue pattern glaze) được tráng men trắng và trang trí hoa văn màu lam do ôxy côban với lối vẽ phóng bút và công bút. Nổi tiếng là Bát Tràng vẫn sản xuất tới ngày nay; thế kỷ XIX – XX, sản xuất nhiều tại Bát Tràng, Mông Cái, Cậy, Quảng Nam và Sài Gòn – Chợ Lớn, Lái Thiêu. 

Chia thành ba loại: loại phổ thông dùng cho đời sống nhân dân, trang trí đơn giản; loại hai để xuất khẩu theo đơn đặt hàng nước ngoài, ngày nay có thể gặp tại nhiều bảo tàng hoặc tư nhân nước ngoài hoặc trên con tàu đắm Hội An vừa vớt lên; loại ba làm bát đĩa, lọ, hộp trang trí phong phú về hoa văn, vẽ nét phóng khoáng. 

  • Gốm men rạn (crackled glaze) là loại gốm men trắng với kỹ thuật độ co không đều giữa men và xương. Gốm rạn Bát Tràng chủ yếu màu trắng ngà, rạn hạt ngô, hạt vừng; rất phong phú màu sắc trắng hồng, xanh ngọc, với rạn hạt ngô, hạt vừng, mai rùa, da rắn, mạng nhện, cành liễu. 
Vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam
Vẻ đẹp của gốm sứ Việt Nam
  •  Gốm Biên Hoà là loại gốm sành xốp, sản xuất đầu tiên ở Biên Hoà – Đồng Nai nổi tiếng đầu thế kỷ XX trong những hội chợ quốc tế. Phần lớn là gốm trang trí; đặc điểm sử dụng men lửa trung, màu sắc rực rỡ, hoa văn chi tiết
  • Gốm Lái Thiêu giữa thế kỷ XX có gốm hoa lam nổi tiếng Bắc Nam là “bát con gà Lái Thiêu” làm đồ gia dụng bát, đĩa, ấm, chén, liền trang trí hoa văn trên men theo lối vẽ công bút và phóng bút ba màu đỏ đen làm, với hoa văn chính là con gà trống, cây chuối, cụm hoa cúc, hoa điều, phong cảnh. Còn có gốm hoa làm kết hợp với gồm đa lượn phía trong là men trắng về làm, phía ngoài tráng men da lươn, mang đặc điểm gồm Triều Châu của Trung Quốc. 
  • Đồ sứ

 Từ năm 1960, có chất liệu mới tại Nhà máy sứ Hải Dương. Xương đất và men bao gồm đất sét trắng, kao lanh và một số loại đá như trường thạch, thạch anh… nên xương đất mịn, chảy, một số lớn sứ cao cấp thấu quang. Trang trí trên đồ sứ có nhiều kỹ thuật mới như vẽ hoa trên men bằng màu nước và màu dẫu, dán hoa, in hoa, phun hoa, về trang trí màu óng ánh vàng kim và điện quang theo lối vẽ trang trí lên men với hai nung. Gốm sứ dân dụng sản xuất công Dương phục vụ cuộc sống hiện đại. lần nghiệp hàng loạt, tại Hải Dương, Bát Tràng, Bình Dương phục vụ cuộc sống hiện đại.

Có thể thấy nét đẹp nghệ thuật của trà cụ và gốm sứ Việt Nam rất đa dạng, phong phú càng mang đến sự nổi bật trong phong cách thưởng trà của người Việt. Trà cụ và gốm sứ Việt Nam ngày càng phát triển giúp lan tỏa văn hóa trà Việt đến cộng đồng yêu trà trong nước và quốc tế.

——————————————————————————————————————————————————

Cộng đồng Yêu trà Việt được hình thành và phát triển với mong muốn là Nơi tôn vinh thương hiệu trà Việt, Nghệ nhân trà Việt, Các vùng trà Việt Nam, Các tour trải nghiệm về Trà, Những quyển sách trà hay, Những kiến thức về Trà, Các địa danh trà quán trên cả nước. Qua đó, Quý trà hữu có thể lựa chọn được các sản phẩm trà An Toàn để sử dụng, tìm được các nơi thưởng trà để đàm đạo, đọc được những cuốn sách hay về Trà. Đặc biệt giao lưu kết nối thêm nhiều bạn trà để cuộc sống thêm nhiều giá trị.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *