Điểm danh các Danh nhân văn hóa trà Việt 

Văn hóa trà từ lâu đã phát triển và trở thành một thực tế sinh động của nền nghệ thuật. Thật không ngoa khi nói, trà làm con người ta thêm thăng hoa và bay bổng, trà hiện diện và có mặt ở trong nhiều tác phẩm từ ca dao, hò vè, câu đối, tục ngữ truyền khẩu và văn chương, hay những câu thơ làm nên sự nghiệp lẫy lừng của các nhà văn nổi tiếng. Yêu trà Việt xin giới thiệu đến quý trà hữu một vài danh nhân văn hóa trà Việt qua các thời kỳ.

Điểm danh các Danh nhân văn hóa trà Việt 
Điểm danh các Danh nhân văn hóa trà Việt

 Chu Văn An (tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt) là một đại quan nhà Trần, Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. Quê ông ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì – Hà Nội).

Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Công bên bên kia sông Tô, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329) vời ông ra làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất. Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu – Quốc Từ Giám. Sau khi mất được vua Nghệ Tông ban tước Văn Trinh Công sau đó thường được gọi là Chu Văn Trinh, thọ 79 tuổi.

        SÁNG MÙA XUÂN

Nhà trên núi vắng cảnh an nhàn

Phên cửa nghiêng che tiết lạnh sang

Cỏ biếc trời cao say chất ngất,

Hoa hồng sương sớm đượm miên man.

Thân như mây lẻ vương non thẳm

Lòng tựa giếng xưa lặng sóng vàng

Hương gỗ thông tan, trà cạn khói,

Chim bên suối hót mộng xuân tàn.

 Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa trà Việt một vị anh hùng dân tộc, một nhà hoạt động chính trị xuất sắc, một đại văn hào, một danh nhân văn hoá thế giới. Coi trà như một giá trị thư giãn và thẩm mỹ, một công cụ giao tiếp ứng xử xã hội, làm phong phú thêm đời sống tâm hồn con người trần tục, Nguyễn Trãi đã trút hết phiền muộn trong bài thơ “Loạn hậu đáo Côn Sơn”;

LOẠN HẬU ĐÁO CÔN SƠN  (Dịch nghĩa)

Từ giã quê hương vừa đúng mười năm

Nay trở về, tùng cúc một nửa đã tiêu sơ

Đã hẹn với rừng suối mà sao nỡ phụ

Trong cát bụi cúi đầu tự thương mình

Vừa qua làng, tưởng như chiêm bao

Chiến tranh chưa dứt, may được toàn thân

Bao giờ được làm nhà dưới núi mây

Múc nước suối nấu trà, gối lên đá mà ngủ

Trà là nguồn cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tạo
Trà là nguồn cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ sáng tạo

 Lê Thánh Tông cũng là một danh nhân văn hóa trà Việt, một nhà vua quyết đoán, giàu nghị lực, nhiều tài năng chính trị, tư tưởng quân sự và thi văn. Trong bài thơ “Lại vịnh cảnh mùa hè” đã mô tả cảnh ngâm thơ uống trà với bạn tri kỷ.

LẠI VINH CẢNH MÙA HÈ

Từ thuở Chu minh chịu lệnh hè,

Thừa lương đình viếng sáng bằng the.

Ngày chầy, đêm kíp sầu hồn bướm,

Lá rụng, hoa tàn động xác ve.

Ngoài cửa đùn đùn tan bóng trúc.

Công đường thay thảy phủ màn hòe.

Thi nhân khi ấy chi làm bạn ?

Một triện trầm hương một chén chè.

 

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà tư tưởng lớn ảnh hưởng đến văn phong học phong một thế kỷ. Phong cách uống trà và rượu mời khách, tại quán bên bờ am Bạch Vân nơi bụi xe không bám đã được Nguyễn Bỉnh Khiêm mô tả “Pha trà, chim lánh khói, Ngâm thơ thừa tiêu dao”;

THƠ NGỤ HỨNG Ở QUÁN TRUNG TÂN 

Phía tây nam quán ấy có làng xóm,

Phía tây bắc quán ấy có sông ngòi.

Ở giữa có nửa mẫu vườn,

Vườn ở bên am Bạch Vân.

Bụi ngựa xe không bám vào được cái am ấy,

Hoa và trúc ở trong vườn chính tay tự trồng lấy.

Khi chống gậy, lê dép ra vườn chơi thì hương thơm của hoa bám vào gậy, dép

Khi nâng chén rượu để thưởng thức thì sắc hoa ánh vào chén rượu.

Khí đun nước để pha trà thì loài chim lánh khói,

Khi rửa nghiên mực, mực chảy xuống thì loài cá nuốt lấy.

Khi thích chí thì ngâm thơ tràn để tiêu khiển,

Lại nhờ có chén rượu nhắp cho hăng hái để đỡ sức già yếu.

Người ta khéo léo mà mình lại vụng về,

Biết đâu vụng về ấy lại là một đức tốt!

Ta khờ dại mà người thì xảo quyệt,

Biết đâu lòng xảo quyệt ấy lại là một cái hại lớn!

Khi tĩnh, suy lẽ tạo hoá,

Lúc nhàn, ngẫm việc xưa nay.

Không gì hiểm bằng đường đời,

Nếu không biết cắt bỏ đi thì toàn là chông gai cả.

Không gì nguy hiểm bằng lòng người,

Nếu không biết giữ gìn mà buông phóng ra thì hóa thành quỷ quái cả.

Vì vậy, người quân tử phải tìm nơi đứng cho vững,

Lấy điều “chí thiện” làm tiêu chuẩn tuyệt đối.

 

Cao Bá Quát với sức sáng tạo dồi dào, phong phú, sống sôi nổi, mạnh mẽ, tài hoa kiệt xuất, với cái nhìn sắc sảo, tiến bộ, một nhân cách cao thượng, trong sáng, một tình thương dành cho người cùng khổ, một tình cảm rộng lớn mang ý nghĩa nhân đạo, có bài thơ uống trà “Vị minh kệ đồng Phan Sinh tọa”;

Các bài thơ gắn liền với cuộc sống hàng ngày
Các bài thơ gắn liền với cuộc sống hàng ngày

VỊ MINH ĐỒNG KỆ PHAN SINH TỌA

Người ta không kể bề ngoài

Bề ngoài diêm dúa sơ sài bên trong

Tựa như trà ướp hoa đong

Vị trà đã mất hương lòng mất theo

Sáng ngày nước giếng trong veo

Bỏ than thật nhỏ lửa reo giữa lò

Nước sôi không khói không tro

Hai bàn tay sạch thơm tho khề khà

Uống trà cốt ở vị trà

Nhiều hoa lắm lá hương trà sao thanh

Đừng vì của hiếm hư danh

Mà đem cái mũi tranh giành thực hư

Áo quần không tạo phong tư

Rườm rà cách điệu làm ngưng cung đàn

Hãy nghe câu kệ lời vàng

Đang là đang có, có là đang đang.

Gặp nhau một thoáng cuộc đời

Xin đừng oán trách, nặng lời khổ đau!

Mai kia dầu tóc bạc màu

Cũng còn một chút trước sau cõi này.

 Tam nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến, nhà thơ trào phúng và châm biếm quan lại đương thời, day dứt và cay đắng than thở cho sự bất lực của bản thân một thày đồ bất mãn với thời cuộc, mượn chén trà để quên thế sự trần tục đảo điên khôn lường trong bài thơ “Anh giả điếc uống chè”.

ANH GIẢ ĐIẾC 

Trong thiên hạ có anh giả điếc,

Khéo ngơ ngơ ngác ngác, ngỡ là ngây!

Chẳng ai ngờ “sáng tai họ, điếc tai cày”,

Lối điếc ấy sau này em muốn học.

Toạ trung đàm tiếu, nhân như mộc

Dạ lí phan viên, nhĩ tự hầu.

Khi vườn sau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu.

Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu;

Sáng một chốc, lâu lâu rồi lại điếc

Điếc như thế ai không muốn điếc?

Điếc như anh dễ bắt chước ru mà!

Hỏi anh, anh cứ ậm à.

Không chỉ các nhà thơ nhà văn từ ca xưa mà đến nay, trà vẫn được thơ ca ca tụng
Không chỉ các nhà thơ nhà văn từ ca xưa mà đến nay, trà vẫn được thơ ca ca tụng

  Cù Huy Cận, nhà thơ gắn bó với thiên nhiên xứ Nghệ vừa trữ tình, vừa khắc nghiệt, có những con người cần cù hay chữ, với cuộc sống lãng mạn và khôn khó. Nhà thơ gắn bó với làng xóm, đình chùa, bến nước, cây đa ca ngợi người cha dạy sớm tinh mơ đi cày trâu, hút thuốc lào trong “Uống nước chè xanh xứ Nghệ càng chát lại càng ngon” của quê hương;

AI VÔ XỨ NGHỆ 

 Ai đi vô nơi đây

Xin dừng chân xứ Nghệ

Ai đi ra nơi đây

Xin chân dừng chân xứ Nghệ

Nghe câu vè ví dặm

Càng lắng lại càng sâu

Như sông La chảy chậm

Đọng bao thuở vui sầu

 Ai ơi, cà xứ Nghệ

Càng mặn lại càng giòn

Nước chè xanh xứ Nghệ

Càng chát lại càng ngon

Tình xứ Nghệ không mau

Nhưng bén rồi (mà) sâu lắng

Quen xứ Nghệ quen lâu

Càng tình sâu nghĩa nặng.

Khoai lang vàng xứ Nghệ

Càng nhai kĩ càng bùi

Cam Xã Đoài xứ Nghệ

Càng chín lại càng thơm.

Đất này đất Xô-viết

Đảng mở hội tơ hồng

Lửa thử vàng mới biết

Mặn mà tình công nông.

Ôi tâm hồn xứ Nghệ

Trong hồn Việt Nam ta

Có gì tự ông cha

Rất xưa mà rất trẻ

Giống như Bác của ta

Một con người xứ Nghệ

Giống như Bác của ta

Một con người xứ Nghệ.

 Tố Hữu, nhà thơ của cách mạng Tháng Tám 1945, lớn lên và kết tinh với cách mạng. Nhà thơ mắt ngắm “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” của Việt Bắc, tai nghe tiếng hát trên sông, cúi nhìn con đường rộng thênh thang tám thước mới mở. Rồi tiếp đó là ngẩng đầu lên trời xanh lồng lộng, trong mạch thơ cuồn cuộn và ào ạt như thác chẩy “Ta đi tới !” sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu của nhân dân Việt Nam

Sự liên kết giữa trà và thi ca được cảm nhận trong mỗi vần thơ
Sự liên kết giữa trà và thi ca được cảm nhận trong mỗi vần thơ

TA ĐI TỚI (trích)

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Từng lá trà đã đi vào đời sống từ bao đời nay từ ngàn xưa, trà trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các thi sỹ. Tạo nên một kho tàng văn học thơ ca về trà, để liệt kê hết những tác phẩm này là điều rất khó. 

Với số lượng vài văn, bài thơ nói về trà đó, con người ta có thể làm hẳn cả một cuốn sách dày chỉ để nói về trà.  Với danh nhân văn hóa trà Việt, việc uống trà và sáng tác thể hiện một nhân sinh quan, tạo ra một lối sống, hình thành một lối suy nghĩ, cho các nhìn một quan điểm cuộc đời – một lối sống cao thượng đẹp đẽ. Hy vọng những chia sẻ trên của Yêu trà Việt sẽ giúp quý trà hữu hiểu rõ hơn về sự liên kết giữa trà trong thơ ca và giữa trà với các thi sỹ. 

 

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

 

Timg hiểu thêm các bài thơ hay về trà: https://yeutraviet.vn/tho-hay-ve-tra/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *