Cách chọn ấm trà đẹp để pha trà ngon

 Trong bất kỳ một nền văn hoá uống trà nào thì ấm trà luôn đóng một vai trò quan trọng. Vì bên cạnh nước pha thì ấm trà có quyết định rất lớn lên hương vị sau cùng của chén trà. Yêu trà Việt xin chia sẻ tới quý trà hữu cách chọn ấm trà pha trà ngon.

1. Kích thước

Yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc lựa chọn ấm trà đó chính kích thước của ấm. Nếu bạn thường uống trà một mình thì một ấm Tử Sa nhỏ có kích thước khoảng 50-100ml , còn nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách ở công ty thì ấm trà khoảng 200-300ml mới đủ để tiếp một nhóm khách hàng từ 5 cho đến 8 người.

Thật sự thì bạn cũng không cần phải mua quá nhiều ấm trà để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Mua một ấm mà bạn cần dùng thường xuyên nhất là đủ, nếu cần phục vụ thêm nhiều người nữa thì bạn chỉ cần pha thêm vài lượt nước nữa mà thôi.

2. Thiết kế

Thông thường ấm trà, đặc biệt là những ấm có nguồn gốc Trung Quốc. Thường có 2 dạng đó là: ấm cao và ấm thấp. Giống như tên gọi của 2 dạng thì ấm cao thường có hình trụ, đáy nhỏ và cao. Ngược lại thì ấm thấp thường có hình cầu và có bề ngang to hơn. Theo kinh nghiệm của những người chơi ấm thì mỗi loại ấm chỉ thích hợp cho một số loại trà. Vì mỗi loại ấm cho phép trà được “nở” theo một cách nhất định và “chất trà” có trong trà có được tiết ra đều hay không.

Chẳng hạn như ấm thấp thì hay được dùng để pha trà Thiết Quan Âm hoặc Đại Hồng Bào. Trong khi đó thì ấm cao lại được sử dụng rộng hơn để pha nhiều loại trà như trà xanh (thanh trà), trà trắng (bạch trà), trà đen hoặc trà Phổ Nhĩ.

Khi mua ấm trà bạn cũng cần lưu ý chọn những ấm có thiết kế đơn giản. Thường những ấm trà có thiết kế đẹp được dùng để sử dụng tiếp khách và trong những sự kiện quan trọng hơn là dùng để thưởng trà thường xuyên. Vì những loại ấm này do phải làm để đẹp nên có thiết kế bên trong lẫn bên ngoài không đều nên đồng thời sẽ chia nhiệt độ không đều. Do đó trà pha sẽ không được ngon vì cánh trà cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ không đồng đều. Ấm pha trà ngon là ấm có thiết kế đơn giản vì loại ấm này chia đều nhiệt độ ở bên trong lẫn bên ngoài khiến trà pha ra có được cái tính tuý vốn có của từng loại trà. Do đó khi chọn thiết kế ở ấm trà thì bạn phải chọn theo loại trà bạn hay pha (ấm cao hay thấp) và mục đích để thưởng trà hay để tiếp khách (ấm thiết kế đơn giản hay cầu kỳ).

3. Chất liệu

a) Loại chất liệu

Ấm gang: Ấm bằng gang là loại ấm phổ biến trong văn hoá trà ở Nhật Bản. Cũng chỉ Nhật Bản mới làm ra những chiếc ấm bằng gang có chất lượng hàng đầu thế giới. So với những chất liệu khác thì ấm bằng gang giữ nhiệt lâu hơn. Chia nhiệt cũng rất đều khiến trà “tiết” được toàn bộ hương vị cũng như chất dinh dưỡng có trong trà. Ngoài ra ấm bằng gang cũng có màu sắc và thiết kế cực kỳ sang trọng. Sẽ giúp bạn có thể uống trà hàng ngày cũng như tiếp khách.

Ấm Tử Sa: Ấm Tử Sa được làm từ một loại đất sét có màu tím (tử sa) chỉ có ở huyện Vô Tích (Trung Quốc). Ấm trà được làm từ loại đất này có một đặc tính có một không hai đó chính là hấp thụ hương vị của loại trà được pha bên trong nó. Do đó ấm trà càng lâu năm, càng hấp thụ hương vị trà càng nhiều thì trà pha ra càng ngon. Nhiều người còn cho rằng ấm Tử Sa dùng lâu không cần bỏ trà vào chỉ cần đổ nước sôi thôi là có trà uống rồi. Cũng do đặc tính này mà một ấm Tử Sa chỉ nên dùng với duy nhất một loại trà mà thôi.

Ấm thuỷ tinh: Ấm thuỷ tinh là loại ấm xuất hiện sau các loại ấm khác và đang càng ngày càng phổ biến. Ấm thuỷ tinh dành cho những người có sở thích xem màu sắc của nước trà hoặc dùng để pha các loại trà hoa như Tân Long Châu. Điểm yếu của loại ấm này là giữ nhiệt rất kém và tất nhiên là rất dễ vỡ.

Ấm gốm: Ấm gốm là loại ấm phổ biến nhất thế giới vì giá thành phải chăng, thiết kế đa dạng và đẹp nên dùng để thưởng trà một mình hay mời khách đều được. Ấm gốm cũng giữ nhiệt khá tốt và thường có màu trắng nên dễ xem màu của nước trà. Ở Việt Nam thì nổi tiếng nhất vẫn là gốm Bát Tràng với khả năng chịu nhiệt cũng như chịu lực cao hơn khá nhiều so với loại gốm thông thường.

b) Loại đất sét

Đối với loại ấm thuỷ tinh và ấm gang thì chất liệu cũng như quá trình sản xuất không quá phức tạp và không ảnh hưởng lớn đến trà được pha. Trong khi đó thì ấm gốm, bao gồm ấm Tử Sa hay ấm Bát Tràng thì “chất đất”, màu đất và nhiệt độ nung là những yếu tố quan trọng để quyết định chất lượng của một chiếc ấm. Cho nên phần bài viết này sẽ tập trung vào các yếu tố này của các loại ấm gốm, đặc biệt là ấm Tử Sa và ấm Bát Tràng.

Chất đất

Cũng giống như những làng nghề xưa nổi tiếng khác ở Việt Nam thì gốm Bát Tràng nổi tiếng là nhờ một loại “đặc sản địa phương” đó chính là nhờ mỏ đất sét trắng. Đất sét trắng hay còn gọi cao lanh, có chứa hợp chất hoá học Al2Si2O5(OH)4. Loại đất sét này được xem là tốt nhất và “thuần khiết” trong số các loại đất sét có trên thế giới.

Đất sét trắng như tên gọi của nó có màu trắng hoàn toàn và vẫn giữ được màu sắc này sau khi trải qua nhiề

u công đoạn sản xuất nên các sản phẩm gốm. Tuy nhiên, do khai thác nhiều nên mỏ đất sét trắng đã cạn kiệt từ thế kỷ 18 nên nghệ nhân Bát Tràng phải dùng đất sét Trúc Thôn (thuộc Hải Dương) để thay thế, loại đất sét mới này vẫn có một số đặc tính tốt để làm gốm nhưng do hàm lượng ôxit sắt cao nên có màu nâu đỏ.

Đất sét Cao Lanh cũng khá phổ biến ở một số vùng của Trung Quốc và những vùng này cũng vang danh nhờ nhờ tài làm gốm. Nhưng nhắc đến ấm trà của Trung Quốc không thể không nhắc đến ấm Vô Tích, và nổi tiếng nhất trong số các loại ấm nơi đây đó là ấm Tử Sa.

Vô Tích là một huyện thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Cũng giống như nhiều vùng có mỏ đất sét khác, Vô Tích có nhiều loại đất sét khác nhau nhưng chủ yếu là chia thành 2 loại:

Đất sét “bùn”: đây là loại đất sét nhão
Đất sét “đá”: đây là loại đất sét cứng như đá (Tử Sa)


Đất sét “bùn” thường được dùng để làm ra những ấm trà thuộc mức trung cấp vì loại đất sét này phổ biến hơn, dễ tạo hình và đòi hỏi ít công đoạn để tạo nên sản phẩm. Loại đất này cũng là cao lanh có màu trắng tương tự như đất sét ở nhiều vùng khác nhưng chất đất tốt hơn rất nhiều. Trong khi đó thì đất sét “đá” hay Tử Sa thì chất đất vượt trội hơn tất cả và các sản phẩm ấm làm từ Tử Sa luôn có chất lượng cao và giá cũng rất đắt đỏ. Nhiều người hay nhầm lẫn là Tử Sa (đất tím) phải có màu tím nhưng sự thật thì Tử Sa có nhiều màu khác nhau như tím, nâu, nâu đỏ hay nâu tím.

Chính nhờ cấu trúc hạt và thành phần kim loại khoáng chất đặc biệt nên ấm làm từ Tử Sa có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời khiến cho trà pha trong ấm Tử Sa luôn thể hiện được tinh tuý vốn có. Thành phần kim loại và khoáng chất có trong Tử Sa bao gồm oxit sắt, thạch anh, kaolinite và mica khiến Ấm Tử Sa chịu được nhiệt độ cao và khó vỡ khi bị va chạm mạnh.

Màu sắc

Như đã nêu ở trên, các loại ấm làm từ cao lanh sẽ có màu trắng còn các loại ấm làm từ Tử Sa có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Do nguồn đất cũng hạn chế nên ấm làm hoàn toàn từ Tử Sa hiện nay được sản xuất rất ít. Để đáp ứng nhu cầu, nhiều lò gốm ở Vô Tích đã làm ấm Tử Sa bằng cách trộn Tử Sa với loại đất sét khác hoặc trộn lẫn Tử Sa với đất sét nhân tạo. Từ 3 loại đất chính là: Tử Sa, đất sét thường và đất sét nhân tạo, nhiều loại ấm Tử Sa với màu sắc đa dạng đã ra đời.

Đất sét nhân tạo thường được nhuôm màu giống với màu tự nhiên của Tử Sa để làm ra ấm Tử Sa với giá thấp. Tất nhiên là chất lượng của các loại ấm không thể nào so bì được với ấm Tử Sa “thật” cho dù các lò gốm đã cố gắng pha trộn để có thể sao chép thành phần Tử Sa tự nhiên nhất có thể. Ngoài ra màu sắc của ấm “nhái” do được nhuộm màu nên sẽ phai dần theo thời gian trong khi đó ấm “thật” dù bao nhiêu năm tháng vẫn giữ được màu sắc tự nhiên của Tử Sa.

Ấm Tử Sa có nhiều màu khác nhau và 3 màu có giá nhất đó là đỏ, tím và xanh lá cây. Thông thường thì đỏ và tím là màu sắc tự nhiên còn màu xanh lá là kết quả của việc trộn một số Tử Sa lại với nhau.

4. Nhiệt độ nung

Các loại Tử Sa khác nhau chỉ có thể nung ở một khoảng nhiệt độ nhất định. Loại Tử Sa có tính xốp thường được nung ở nhiệt độ thấp và thành ấm thường được làm dày để giữ nhiệt được lâu hơn. Ấm làm từ loại Tử Sa xốp thường được dùng để pha trà đen hoặc trà Phổ Nhĩ. Đối với những loại trà như trà trắng, trà đen hoặc trà Ô Long thì loại ấm dùng để pha thường có thành ấm mỏng nên giải phóng nhiệt nhanh hơn. Vì những loại trà này thường “mỏng manh” nên việc thoát nhiệt nhanh giúp cánh trà tránh việc bị nung quá nóng ở bên trong ấm trà và mất đi hết hương vị. Cả 2 loại ấm Tử Sa này đều có màu nâu đỏ. Tuy nhiên loại ấm mỏng được nung ở nhiệt độ cao nên có màu đỏ nhiều hơn. Trong khi ấm dày được nung ở nhiệt độ thấp thì có màu nâu nhiều hơn. Nếu bạn hay pha loại trà nào có hương đậm thì nên dùng ấm mỏng. Vì loại ấm này ít xốp và giữ được hương tốt hơn. Còn ấm dày thì nên dùng cho các loại trà có hương nhẹ hay đã được lên men hoàn toàn.

Loại ấm trà Tử Sa mỏng thường được ưa chuộng hơn. Vì đem đến khác biệt khi pha trà nhiều hơn so với ấm dày. Để biết Ấm Tử Sa mỏng có chất lượng tốt hay không thì khi mua bạn nên nâng nắp ấm lên cao chừng 1cm rồi thả xuống, ấm tốt sẽ tạo nên một tiếng vang như tiếng chuông. Càng đưa nắp ấm lên càng cao thì tiếng vang càng to nhưng bạn cũng nên cẩn thận khi thực hiện cách này vì đôi khi nhiều tình huống không hay có thể xảy ra nếu bạn sẩy tay hoặc ấm có chất lượng quá kém.

Trên đây là những kiến thức về nước pha trà. Nếu bạn là người đam mê, muốn thưởng thức văn hóa trà đạo nên một lần uống qua những loại trà ngon này. Yêu Trà Việt hy vọng có thể mang tới nhiều thông tin hữu ích tới các quý trà hữu.

Mỗi phẩm trà đều mang trong mình cả quá trình từ cây chè đến bàn trà. Qúy trà hữu mong muốn thưởng những thức trà thơm ngon từ cây chè Shan tuyết cổ thụ. Liên hệ ngay Tiên Thiên Trà để trải nghiệm các sản phẩm Trà từ núi rừng Tây Bắc.

 

Tham khảo thêm các dòng trà phổ biến nhất:

Trà vàng: https://yeutraviet.vn/tat-tan-tat-nhung-kien-thuc-ve-tra-vang/

Trà Phổ Nhĩ: https://yeutraviet.vn/tra-pho-nhi-nhung-dieu-can-biet-ve/

 

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *