Điểm danh các loại trà ngon tại Việt Nam nhất định phải thử một lần

Văn hóa trà đạo gắn liền với cuộc sống người Việt qua nhiều thế hệ, có thể nói, trà đã đi vào tiềm thức và trở thành nét văn hóa đặc sắc từ bao đời. Việt Nam may mắn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều giống chè ngon, có giá trị cao. Hãy cùng Yêu Trà Việt điểm danh những loại trà ngon tại Việt Nam mà bạn nhất định phải thử một lần trong đời nhé!

Lịch sử trà Việt

Dấu vết trà Việt Nam từng xuất hiện trong truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương, một mối tình lãng mạn từ thời cổ sử Việt. Diễn ra trong bối cảnh thời đại các vua Hùng (2879-257 TCN). Và bằng chứng đáng tin cậy nhất là các địa danh từng xuất hiện trong câu chuyện kể vào đời Hùng Duệ Vương, một vị quý phi của vua Hùng đã về làng Văn Luông (nay là Văn Phú), Phú Thọ dạy dân trồng chè, trồng bông sinh sống. Để ghi nhớ công nghiệp khai sáng ấy của bà, vùng đất trồng chè, trồng bông năm xưa, dân cư tụ về sinh sống và đã tạo dựng nên những xóm làng mang tên: xóm Bãi Chè, xóm Bông vẫn tồn tại mãi tới ngày nay.

Đồn điền cây trà thì mãi đến năm 1924 thời Pháp thuộc mới bắt đầu hoạt động ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Đắk Lăk và Đồng Nai Thượng. Sang thập niên 1930, trà được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B’Lao chính là trà Bảo Lộc ngày nay.

Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt xưa
Trà là một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Việt xưa

Trà Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc

Vùng đất Tây Bắc với khí hậu quanh năm mát mẻ, sương mù bao phủ chính là địa điểm lý tưởng cho sự phát triển của cây chè Shan Tuyết cổ thụ – một trong những giống chè đắt đỏ nhất Việt Nam. Trà Shan Tuyết là đặc sản của đồng bào dân tọc người Tày, Giao, Mông và là đặc sản các tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Lào Cai. Cây trà Shan Tuyết mọc trên đỉnh núi cao hơn 1.200m so với mực nước biển, với tuổi đời từ vài chục đến cả trăm năm.

Trà Shan Tuyết cổ thụ được mệnh danh với 5 cực: cực ngon, cực sạch, cực khổ, cực đẹp và cực hiếm. Trà Shan Tuyết là thức uống ưa thích của nhiều người với hương vị thanh mát, vị trà mơ hồ thoáng tựa sương mai, phảng phất hương thanh mát của núi rừng Tây Bắc. Trà Shan Tuyết được biết tới với nhiều công dụng như giúp người uống tỉnh táo, sảng khoái, hỗ trợ những bẹnh liên quan đến tim mạch, huyết áp,… Trà Shan Tuyết chính là sản vật vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho núi rừng Tây Bắc.

Trà Shan Tuyết
Trà Shan Tuyết

Trà Tân Cương

Nhắc đến mảnh đất Thái Nguyên – “thủ phủ cây chè” thì không thể không nhắc tới trà Tân Cương nổi tiếng, luôn nằm trong Top chè Việt bán chạy nhất trên thị trường. Trà Tân Cương được người Việt ưa thích với hương vị thơm ngon, cánh chè gọn, nhỏ, trên bề mặt có nhiều phấn trắng. Nhấp một ngụm trà Tân Cương, có thể cảm nhận được hương vị hài hòa, vị ngọt, chát nhưng không đắng.

Vùng Tân Cương Thái Nguyên trồng chè ngon hàng đầu cả nước một phần bởi sự ưu ái của mẹ thiên nhiên. Nơi đây được dãy núi Tam Đảo che chắn, có nước sông Công chảy mát hiền hoà. Cộng thêm khí hậu ôn hoà, thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè. Bên cạnh đó, đất đai tại nơi đây có chứa các nguyên tố vi lượng với tỷ lệ hoàn hảo cho giống cây này.

Người dân thu hái chè ở Tân Cương
Người dân thu hái chè ở Tân Cương

Trà sen Tây Hồ

Trà sen Tây Hồ nổi tiếng bốn phương với hương vị thấm đượm hồn Việt, đặc biệt là cái đẹp thủ đô nghìn năm văn hiến. Trà sen Tây Hồ có mức giá khá cao trên 10 triệu/kg. Tại sao loại trà này lại có giá cao tới vậy? Chính bởi hương thơm thuần khiết thanh nhã, hương vị của trà sen Tây Hồ khiến người thưởng thức phải mê mẩn, thả trôi tâm hồn, gạt bỏ suy tư, phiền muộn để thưởng thức vị trà.

Có giá cao cũng bởi muốn trà sen ngon, các nghệ nhân phải tỉ mỉ, tuyển chọn nguyên liệu. Trà sen Tây Hồ là sự kết hợp đặc biệt của trà nõn tôm Tân Cương cùng hoa sen Bách Diệp. Những bông sen tươi mát được hái lúc sớm mai, mang về tách lấy gạo sen. Quy trình ướp trà từ 7-10 ngày với số lần ướp từ 4 đến 7 lần cho một mẻ trà thành công. Trà sen Tây Hồ có cánh nhỏ, phảng phất hương ngọt ngọt bùi bùi của hoa sen tự nhiên, lúc uống vào cảm thấy hơi chát đầu lưỡi, nhưng sau đó là sự ngọt ngào đậm đà lan tỏa và lưu lại trong cổ họng, tạo cho bạn cảm giác sảng khoái khi thưởng trà ngon.

Trà sen Tây Hồ mang đến hương vị tinh khiết, thanh tao.
Trà sen Tây Hồ mang đến hương vị tinh khiết, thanh tao.

Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm là loại trà được bán lên men, giữa trà xanh và trà hồng. Lá trà sau khi chế biến có các đặc trưng dễ nhận thấy như sau: sợi cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục sa, hình thể tựa loa ốc, thoảng hương hoa lan. Trà Thiết Quan Âm thoạt nhìn thì có vẻ khá giống với Trà ô long nên thường bị nhầm lẫn với trà Ô Long. Điểm khác biệt lớn nhất chính là loại trà này có độ oxy hóa thấp, tầm 10 – 15%. Còn trà ô long thì có độ oxy hóa cao hơn, thường nằm trong khoảng 30 – 40%.

Trà Thiết Quan Âm nổi tiếng trong tất cả các loại trà Việt Nam nhờ vào vị trà dịu ngọt thơm ngon, uống một ngụm mà thấy tinh thầm nhẹ nhàng, sảng khoái. Trà khi pha có màu nước vàng ánh kim rất trong, sáng, đẹp tựa màu hổ phách, mùi thơm tự nhiên với hương hoa lan lan tỏa ngào ngạt.

Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm

Trà Lài

Trà Lài hay còn được gọi là trà hoa nhài, là loại chè tươi được ướp cùng những bông hoa nhài trắng, nhỏ xinh có mùi thơm đặc trưng. Người nghệ nhân phải thu hái hoa vào lúc hoa chín, chuyển từ màu phơn phớt xanh sang trắng đục như gạo nếp rồi đợi đến 8,9 giờ tối khi hoa nở đế ướp trà. Cứ một lớp trà lại rắc một lớp hoa ướp, trong vòng 18 đến 24 giờ, khi trà đã ngậm hết hương hoa chuyển cánh từ màu trắng đục sang trong suốt, sau đó đem trà đi sàng để loại bỏ cánh hoa. Trà sau đó được đem đi sấy khô, ướp rồi lại sấy như vậy khoảng 4,5 lần cho hương hòa quyện.

Trà lài có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người già. Trong trà lài chứa một lượng cao dầu etheric, có tác dụng tăng nương lượng, cải thiện tiêu hóa, bổ trợ trong việc giúp làm loại bỏ những độc tố và là thức uống giảm cân hiệu quả.

Hương thơm thanh mát đặc trưng của hoa lài
Hương thơm thanh mát đặc trưng của hoa lài

Trà sâm dứa

Trà Sâm Dứa được biết đến như một sự phá cách trong nghệ thuật ướp trà của Bảo Lộc – Lâm Đồng, những búp trà xanh được ướp với lá thơm, lá trà tiên cùng một số loại thảo mộc. Sự kết hợp độc đáo giữa trà và các loại mộc tạo nên hương thơm rất ấn tượng – vừa ngọt, vừa mát. Rất phù hợp với những người thích khám phá mùi hương hay dành cho phụ nữ và những người mới dùng trà.


Trà Sâm Dứa được làm từ 3 nguyên liệu là trà, lá trà tiên và lá thơm. Sau quá trình làm khô trà đến một ẩm độ nhất định, các nghệ sĩ mới cho trà tiên và lá thơm để tạo nên một hương vị tươi mát, thơm dịu. Đặc biệt trong cách trà Sâm Dứa và cách giảm tỉ lệ của 3 nguyên liệu cùng một số nền khác nhau để tạo nên một hương thơm và đặc biệt.

Vị trà sâm dứa vừa ngọt vừa mát
Vị trà sâm dứa vừa ngọt vừa mát

Trà Búp Măng Tây Côn Lĩnh

So với những loại trà khác thì Bạch trà Búp Măng Tây Côn Lĩnh có ít người biết đến hơn cũng là một loại trà ngon thứ thiệt với những người sành trà. Đây là loại bạch trà được làm từ búp của những cây trà cổ thụ mọc hoang dã. Dòng cây này chủ yếu sống tại vùng núi cao trên 1500m, nổi tiếng nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh. Bạch trà Búp Măng Tây Côn Lĩnh được ưa chuộng bởi hương vị độc đáo cùng hình thức bắt mắt. Bộ phận thu hái để làm trà là các búp cành. Đặc biệt, loại trà ày không hề chứa các chất như caffeine, theobromine,…

Trà móng rồng với hình dáng đặc biệt
Trà Búp Măng với hình dáng đặc biệt

Không khó để nhận biết Bạch trà Búp Măng Tây Côn Lĩnh bởi nó sở hữu hình thức vô cùng đặc biệt. Búp trà nâu vàng, không nhỏ xoắn mà giống móng rồng. Nước trà vàng trong rất đẹp mắt, hương thơm đặc trưng, vừa hoang dã lại quyến rũ và tinh khiết, thanh tao. Nói về hương vị của loại trà này thì chỉ có dùng cái tâm, dành trọn trái tim để thưởng thức mới có thể cảm nhận.

Trà Ô Long

Trà Ô Long được trồng nhiều ở tỉnh Lâm Đồng bởi đặc trưng khí hậu nơi đây phù hợp cho sự phát triển của giống trà này. Trà Ô Long có hương thơm thanh khiết, vị ngọt dịu chứ không chát đượm. Đây là lý do loại trà này được mọi lứa tuổi yêu thích. Trà Ô Long có chất chống oxy hóa, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng như phòng chống đột quỵ.

Vẻ ngoài của trà Ô Long rất khác với những loại trà xanh thông thường khác. Thay vì cánh nhỏ dài và xoắn thì cánh trà Ô Long được cuộn thành viên tròn. Trong quá trình sản xuất, lá Ô Long sẽ được bán oxy hóa. Đây là lý có người nói trà Ô Long lai giữa trà xanh và trà đen. Tuy nhiên, mọi thứ không chỉ dừng lại ở đó. Trà Ô Long có quy trình sản xuất và chế biến vô cùng phức tạp.

Những “viên” trà Ô Long
Những “viên” trà Ô Long

 

 Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *