Những cây chè cổ thụ mang giá trị kinh tế gắn với Ocop  

Việt Nam được coi là cái nôi của cây chè. Phong tục uống trà và sự phát triển của cây chè Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển dân tộc. Người Việt xưa dù sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, kẻ hèn tất thảy đều giữ tập tục uống trà. Trà gắn liền với đời sống người dân Việt Nam mang đậm giá trị văn hóa và nay giá trị của trà được từng bước nâng lên thành mặt hàng mang lại giá trị kinh tế cao.

Trà cổ thụ đỉnh Pu Ta Leng

Nếu ai đã từng chinh phục đỉnh Pu Ta Leng (Lai Châu), sẽ được tận mắt ngắm những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân cây chè mốc thếch cũng đủ để chứng minh số tuổi và sức chịu sương, gió qua bao thời gian. Người dân nơi đây coi cây chè như một món đồ quý giá, thường gọi là “Vàng xanh” bởi mỗi khi mệt mỏi khi đi rừng họ thường lấy nắm lá trà đun sôi trong khoảng 15 phút rồi uống, mệt mỏi cũng tan biến. Đúng như ví von : Thần dược khai trí tinh thần. Chè cổ thụ nơi đây được các chuyên gia đánh giá là quý hiếm và độc đáo. Ngoài ra, chè cổ thụ còn được mọc rải rác khắp cánh rừng nguyên sinh trên dãy núi Hoàng Liên Sơn. Bởi vậy, việc bảo tồn và phát triển cây chè còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân nơi đây.

Cận cảnh những gốc cây chè ở rừng chè cổ thụ này có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi ở độ cao trên 1.500m. Phong thổ, Lai Châu.
Cận cảnh những gốc cây chè ở rừng chè cổ thụ này có tuổi thọ hàng nghìn năm tuổi ở độ cao trên 1.500m.

Trà cổ thụ Hoàng Su Phì

Chè cổ thụ Hà Giang ở thôn Nậm Piên, xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang được công nhận là cây di sản Việt Nam, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen quý, góp phần nâng cao giá trị, từ đó tăng thu nhập cho người dân. Bên cạnh việc bảo tồn là việc tuyên truyền cho người dân ý thức bảo vệ và phát triển cây chè.

Trà cổ thụ Hoàng Su Phì
Trà cổ thụ Hoàng Su Phì

Trà Tà Xùa Bắc Yên

Với những cách thức thay đổi về cả cách hái chè, chế biến để thưởng thức, người dân đã biết cách hái chè, sấy chè để tăng giá trị vốn có của chè. Uống cũng ngon và đậm đà hơn; giá trị kinh tế cũng tăng đáng kể.

Xã Tà Xùa nằm ở độ cao trên 1.500 mét so với mặt nước biển, độ ẩm không khí cao, tạo nên hương vị đặc trưng của chè Tà xùa. Với gần 200 ha chè; trong đó, có khoảng 1.600 cây chè cổ thụ. Từ những giá trị truyền thống, sản phẩm chè của Tà Xùa đã được nâng tầm thương hiệu khi tham gia chương trình Ocop; từng bước nâng cao giá trị kinh tế.

Từ những giá trị truyền thống, sản phẩm chè của Tà Xùa đã được nâng tầm thương hiệu khi tham gia chương trình Ocop; từng bước nâng cao giá trị kinh tế..
Từ những giá trị truyền thống, sản phẩm chè của Tà Xùa đã được nâng tầm thương hiệu khi tham gia chương trình Ocop; từng bước nâng cao giá trị kinh tế..

Trà cổ thụ Mường Do

Xã Mường Do, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La có tổng diện tích 21,53 ha chè, trong đó có 4 ha diện tích chè cổ thụ, chủ yếu tập trung tại bản Lằn. Để nghề trồng chè phát triển, từng bước thay thế các loại cây lương thực truyền thống và trở thành nguồn thu nhập chính của người dân địa phương, năm 2018, UBND xã Mường Do đã lựa chọn sản phẩm chè để đăng ký sản phẩm OCOP. Xây dựng lộ trình cụ thể cho việc phát triển sản phẩm chè từ khâu chăm sóc, thu hái đến đóng gói bao bì sản phẩm.

 Trà cổ thụ Mường Do từng bước đưa bà con thoát nghèo
Trà cổ thụ Mường Do từng bước đưa bà con thoát nghèo

Gắn mở rộng diện tích chè trồng mới với bảo tồn diện tích chè cổ thụ, Mường Do phấn đấu nâng cao giá trị sản phẩm chè, . Đồng thời thực hiện hướng dẫn và sự chỉ đạo của tỉnh huyện cũng tích cực hướng dẫn các đơn vị hợp tác xã có sản phẩm OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử. Đẩy mạnh hoạt động điểm trưng bày sản phẩm tại khu trưng bày của huyện. Huyện cũng tích cực hỗ trợ các hợp tác xã liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và quản lý có hiệu quả nhãn hiệu các sản phẩm của hợp tác xã. Nhằm từng bước đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, góp phần giúp nhân dân trong xã xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Trân quý ly trà ngon, đợi chờ người tri kỷ. Trong mắt người yêu trà, mỗi một loại trà đều có một phẩm chất khác nhau, mà mỗi người yêu thích loại trà nào, còn phải tùy thuộc vào sở thích cá nhân của người đó, tùy thuộc tâm tình vào thời khắc thưởng trà của mỗi người, mỗi loại trà khác nhau, ở những thời khắc khác nhau sẽ gây cho người thưởng thức trà những cảm thụ và lý giải khác nhau. Một bình trà ấm áp tỏa hương thơm ngát bầu bạn bên cạnh khiến cho ta cảm thấy duyên phận cuộc đời càng trở nên ý vị.

Ngày nay, cuộc sống dần được nâng cao, người dân đã biết nâng tầm giá trị sản phẩm để trà vừa là nền văn hóa đặc trưng vừa là mặt hàng đem lại giá trị kinh tế, giúp cho đời sống ngày một tốt hơn.

 

——————————————————————————————————————————————————

Cộng đồng Yêu trà Việt được hình thành và phát triển với mong muốn là Nơi tôn vinh thương hiệu trà Việt, Nghệ nhân trà Việt, Các vùng trà Việt Nam, Các tour trải nghiệm về Trà, Những quyển sách trà hay, Những kiến thức về Trà, Các địa danh trà quán trên cả nước. Qua đó, Quý trà hữu có thể lựa chọn được các sản phẩm trà An Toàn để sử dụng, tìm được các nơi thưởng trà để đàm đạo, đọc được những cuốn sách hay về Trà. Đặc biệt giao lưu kết nối thêm nhiều bạn trà để cuộc sống thêm nhiều giá trị.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Nguồn: thuonghieucongluan.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *