Nếu không muốn rước các bệnh vào người thì đừng bao giờ uống trà theo cách này

Trà là loại nước uống được đông đảo người dân Việt yêu thích sử dụng. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang đến những gây hại không nhỏ cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để tránh các bệnh nguy hiểm khi không dùng trà đúng cách.

Uống quá nhiều trà và pha quá đặc

Trà được xem như một dược phẩm rất tốt cho sức khỏe con người. Trong lá trà tự nhiên có chất caffeine, nếu khi bạn uống trà quá đặc hoặc nạp vào cơ thể lượng caffeine quá nhiều trong trà sẽ gây ra cảm giác lo lắng bồn chồn khó chịu trong người mà người ta còn gọi là say trà.     

Mỗi tách trà chứa khoảng 11-61mg caffeine, theo nghiên cứu mới nhất thì lượng caffeine dưới 200mg/ ngày sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên với một số người nhạy cảm thì nên tìm hiểu thật kỹ liều lượng khi uống.

Không những thế trong trà còn có chất tanin, khi nạp một lượng lớn sẽ gây cản trở hấp thụ chất sắt, lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu. 

Không nên uống trà quá đặc hay quá nhiều trong một ngày
Không nên uống trà quá đặc hay quá nhiều trong một ngày

Uống trà sữa quá nhiều

Trà hòa cùng sữa tạo nên một cơn sốt trà sữa cho giới trẻ hiện nay, tuy nhiên các thành phần trong trà sữa có những tác động tiêu cực đến sức khỏe người dùng. Trong trà sữa có chứa nhiều đường và calo, nếu uống quá nhiều sẽ tăng nguy cơ béo phì, thiếu các chất dinh dưỡng. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển, nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây tổn thương các chức năng gan, thận, tim mạch…

Bên cạnh đó, đồ uống này còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm bởi các nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Uống trà ngay sau ăn

Nhiều người có thói quen làm một ấm trà sau các bữa ăn, nhưng điều này có thể gây đầy bụng, khó tiêu, làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt và protein. Bởi chất tanin trong trà có thể phản ứng với các protein, vitamin, chất khoáng trong thức ăn.

Các chất này khi gặp tanin sẽ gây kết tủa làm khó tiêu, lâu dần người bệnh sẽ cảm thấy xanh tái, mệt mỏi, run rẩy…

Uống trà luôn sau bữa ăn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt và protein
Uống trà luôn sau bữa ăn làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt và protein

Uống nước trà để quá lâu

Pha trà xong rồi để trong một thời gian lâu sẽ làm oxy hóa chất béo, chất thơm và polyphenol trong trà, do vậy mà bạn có thể nhìn thấy màu trà đậm hơn hoặc chuyển sang màu đỏ.

Trà không chỉ mất đi vị thơm, các chất dinh dưỡng có trong trà như Vitamin C, Axit Amin… Trong đó lượng caffeine và tanin tăng lên gây kích thích, khó chịu đối với người bị bệnh gout và tăng axit uric. Ngoài ra, để nước trà quá lâu làm tăng lượng vi khuẩn dễ gây hại đến sức khỏe con người.

Dùng nước trà để uống thuốc

Trong trà có các chất cafein, tanin khi kết hợp với các dược liệu trong thuốc có thể sẽ gây ra những phản ứng hóa học làm mất đi tác dụng của thuốc, làm thuốc kém hiệu quả và khó hấp thu hơn. 

Đặc biệt, với những thuốc có thành phần chất sắt khi uống chung với trà sẽ làm mất đi tác dụng. Hãy dùng nước lọc để uống thuốc và tránh uống trà ít nhất sau 1h đồng hồ. 

Người bệnh không nên uống trà cùng với thuốc để chữa bệnh
Người bệnh không nên uống trà cùng với thuốc để chữa bệnh

Uống quá nhiều trà khi đang mang thai và cho con bú

Cơ thể của mẹ bầu và người đang cho con bú khá nhạy cảm, nếu sử dụng một lượng lớn caffeine sẽ làm tăng các nguy cơ biến chứng như sảy thai, nhẹ cân…

Theo Đại học Sản phụ Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống các chất chứa caffeine vượt quá 200mg/ ngày.

Người mắc bệnh sỏi thận, loét dạ dày, thiếu máu… không nên uống trà

Trong trà có chứa thành phần axit oxalic, khi uống trà chất này sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu khi bài tiết sẽ tạo thành sỏi thận. Do vậy những người mắc các bệnh đường tiết niệu được khuyến cáo không nên uống trà.

Đối với người bị đau dạ dày, trà có thể làm tăng kích thích nên niêm mạc lở loét, tăng lượng axit trong dạ dày và làm tình trạng bệnh thêm nặng. 

Người mắc bệnh sỏi thận, loét dạ dày, thiếu máu… không nên uống trà
Người mắc bệnh sỏi thận, loét dạ dày, thiếu máu… không nên uống trà

Chất tanin trong trà khi kết hợp với sắt sẽ tạo thành các hợp chất không tan khiến cơ thể không cung cấp đủ chất sắt, do vậy những người thiếu máu nên hạn chế uống trà. 

Trà là một thức uống vô cùng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh: chống ung thư, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ răng miệng, tăng cường sức khỏe tim mạch…Tuy nhiên chất dẫn này chỉ phát huy tác dụng khi biết cách kết hợp và sử dụng đúng.  

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *