Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà

Trà đã đi sâu vào trong tâm thức người Việt cho đến ngày nay, chúng ta vẫn thường quen thuộc với những ấm trà xanh nhâm nhi vào buổi sáng cho tỉnh táo. Phong tục tập quán uống trà trên thế giới khá phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Cùng Yêu trà Việt tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về lịch sử dùng trà.

Ăn và uống là nhu cầu thiết yếu để con người tồn tại và phát triển. Tìm kiếm và sáng tạo ra thức ăn đồ uống là một hoạt động trí tuệ chỉ có ở con người. Trước khi phát minh ra lửa, ăn uống ở xã hội nguyên thuỷ là săn bắt hái lượm, ăn bốc uống vục, không biết tích cốc phòng cơ. Từ khi phát minh ra lửa, đồ gốm và kỹ thuật trồng trọt, con người mới biết đun nấu thức ăn và đồ uống. Ăn và uống phản ánh trình độ văn hoá của mỗi con người, một cộng đồng, một vùng dân cư, thậm chí một quốc gia. Văn hoá ẩm thực là kết tinh tri thức con người, qua nhiều nhận thức về thiên nhiên, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thẩm mỹ, tâm lý, tín ngưỡng, giao lưu ứng xử và phong tục tập quán…

Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà
Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà

 – Theo tài liệu Trung Hoa (Lưu Khâu Văn và cộng tác viên, 1994), trong cuộc đấu tranh với môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển, con người thời tiền sử đã biết nhai lá chè tươi hái lượm trên cây chè mọc tự nhiên. Lá cây chè vị chát, nhưng lại có tác dụng giải độc và kích thích thần kinh làm cho đầu óc con người hưng phấn. Đây chính là nguồn gốc của phong tục ăn lá chè tươi làm thuốc chữa bệnh. 

Lá chè tươi ban đầu được con người phát hiện làm dược liệu, có khả năng vào thời kỳ vua Thần Nông. Sau đó, mới phát triển thành thực phẩm, ước lượng vào thời kỳ kinh tế hái lượm, tức là vào quãng thời đại đồ đá giữa đến thời đại đồ đá mới. Nhưng phải vào rừng núi rậm rạp hái lá tươi của cây chè mọc hoang dại, nên đi lại rất khó khăn, nhất là khi trời mưa. Hơn nữa cây chè sinh trưởng có tính chất mùa vụ, lá chè tươi hái về không bảo quản được lâu; nhân thời tiết tạnh ráo, bèn đem lá chè tươi phơi nắng cho khô, để tích trữ và sử dụng khi cần. Đây cũng là phương pháp chế biến chè nguyên thủy nhất mà ngày nay gọi là “sinh phiến” (phiến lá tươi phơi khô).

 – Tiếp theo sự phát minh của con người biết mài gỗ đánh lửa và chế tạo đồ gốm, nồi – bát đất nung, văn minh nhân loại tiến vào một giai đoạn mới: Thực phẩm từ ăn sống thành ăn chín. Ăn lá chè phơi khô cũng khó nuốt qua cổ họng, cho nên đã phát triển thành đun nấu lá chè tươi để uống mà ngày nay vẫn còn phong tục uống nước chè tươi của dân tộc Kinh ở Việt Nam, trong khi các dân tộc khác trên thế giới hiện nay không có mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã ghi chép trong cuốn “Vân Đài loại ngữ”.

Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà
Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà

 – Tóm lại phong tục uống trà từ cổ xưa đến hiện đại, bắt đầu từ ăn lá chè tươi hái trên cây. Tiếp theo là uống nước chè tươi đun sôi; sau đó trong tiến trình lịch sử lại phát triển thành đun nấu trà ép bánh Đời Nhà Đường; rồi sang quấy trà bột Đời Nhà Tống, đến đầu thế kỷ XX chuyển sang hãm trà sợi rời bằng nước sôi vào thời kỳ Đời Nhà Minh, Nhà Thanh – Trung Hoa; sang thế kỷ XX lại xuất hiện trên thế giới trà đá, trà chanh, trà bạc hà, trà hoà tan, trà vị hoa quả, trà gia vị, trà dược thảo rồi hiện nay là trà thể lỏng như trà lon, trà chai… Quá trình diễn biến của phong tục tập quán uống trà trên thế giới từ xưa đến nay, có thể phân chia thành các giai đoạn sau đây:

“Nhai lá chè tươi hái lượm trên cây chè tự nhiên → Đun nấu lá chè tươi — Đun nấu trà bánh → Quấy trà bột → Hãm trà sợi rời → Trà tinh thể hoà tan → Trà vị hoa quả, trà dược liệu, trà gia vị → Trà thể lỏng IV 

– Con đường lan truyền tập quán uống nước trà bắt đầu từ vùng nguyên sản cây chè ở Đông Nam châu Á sang châu Âu, châu Phi rồi mới sang châu Mỹ và châu Đại Dương. Trà đã phổ biến khắp nơi trên hành tinh xuyên qua ba con đường: Con đường đồng cỏ sa mac hay to lua (Chemin des steppes); Con đường trà mã đao (Chemin des chevaux et du thế) và Con đường gia vị đường biển (Chemin des épices), từ nền văn hoá Phật giáo (Trung Hoa, Nhật Bản) sang nền văn hoá Ấn Độ giáo, đến với nền văn hoá Hồi giáo vùng Vịnh Ả Rập, rồi đến các nền văn hóa Chính thống giáo (Nga), Thiên chúa giáo (Portugal, Anh, Pháp, Italia…) và Tin lành (Hoa Kỳ, Australia, New Zealand). 

 – Lịch sử phát triển uống trà ở các nước trên thế giới cũng cho thấy, trà là một sản phẩm cao cấp và quý hiếm, được các nhà vua trao tặng cho nhau, như vào thời cổ đại Trung Hoa, trà là một sản vật quý báu mà các triều đại chư hầu đều lấy trà làm cống phẩm dâng cho Hoàng đế hay ban phát cho trọng thần có công lớn. Tại nơi xuất xứ Trung Hoa thời phong kiến, triều đình Hoàng đế đã ban hành cả một bộ luật pháp để quản lý trà như một sản phẩm quý hiếm của triều đình, rất chặt chẽ từ Đời Nhà Đường đến Đời Nhà Thanh, gồm chính sách thu thuế, cống nạp, sản xuất, thương mại, độc quyền, lợi tức, buôn bán trà đổi ngựa, báo cáo về trà của các đại thần.

Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà
Lịch sử dùng trà trong phong tục tập quán uống trà

 Năm 729, Hoàng đế Shomu của Nhật Bản ban thưởng tiệc trà nhập từ Trung Hoa cho 100 nhà sư của triều đình trong cung điện thời Nara. Năm 1638 nhà vua Mông Cổ Alti Khan gửi trà biểu Sa hoàng Mikhai Federovich. Năm 1662 Hoàng hậu mới của nước Anh, Catherine de Brazanga người Portugal đem trà Trung Hoa đựng trong một cái hòm bằng bạc làm của hồi môn vào nước Anh.   

Mỗi khi thâm nhập vào một quốc gia mới, sự xuất hiện của trà được chào đón như một khám phá nóng hổi về một dược liệu thần diệu trong đời sống xã hội con người của Phương Đông xa xôi và huyền bí. Phần lớn tập quán uống trà bắt rễ đầu tiên vào các lớp vua chúa như mốt uống trà của thời đại, sau đó mới phổ biến ra các lớp thượng lưu như văn nhân, sỹ phu, thương gia giàu có, rồi cuối cùng mới phổ cập đến người dân và quảng đại quần chúng.

 Ngày 2/9/1658, tờ báo The gazette số 432 quảng cáo lần đầu tiên sự xuất hiện của trà ở thủ đô London nước Anh như sau: “Thứ nước uống được các nhà y dược đánh giá tuyệt vời mà người Trung Quốc gọi là Trà”. Đến năm 1685 “Trà đã phát triển thành một món hàng hoá để chúng tôi gửi làm quà biếu cho các ông bạn lớn trong triều đình nhà vua”. 

Thế kỷ thứ 18, trà đã trở nên phổ thông đến mức mà gia đình nghèo nàn nhất, ngay cả người lao động chân tay, cũng dùng trà trong bữa ăn và đã bỏ hoàn toàn rượu bia vẫn uống từ trước đến nay, nhất là ở vùng Burroughs ở Anh. Loại trà này đã làm món chiêu đãi buổi ăn trưa cho lao động nữ. Ngày nay nhiều gia đình đã ngồi một cách trịnh trọng với vợ con để uống trà. 

Có thể thấy lịch sử uống trà ở mỗi một nơi trên thế giới có sự khác nhau nhưng vẫn thể hiện văn hóa uống trà đặc sắc của nhân loại.  

——————————————————————————————————————————————————

Cộng đồng Yêu trà Việt được hình thành và phát triển với mong muốn là Nơi tôn vinh thương hiệu trà Việt, Nghệ nhân trà Việt, Các vùng trà Việt Nam, Các tour trải nghiệm về Trà, Những quyển sách trà hay, Những kiến thức về Trà, Các địa danh trà quán trên cả nước. Qua đó, Quý trà hữu có thể lựa chọn được các sản phẩm trà An Toàn để sử dụng, tìm được các nơi thưởng trà để đàm đạo, đọc được những cuốn sách hay về Trà. Đặc biệt giao lưu kết nối thêm nhiều bạn trà để cuộc sống thêm nhiều giá trị.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Theo: Khoa học văn hóa trà 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *