7 bí ẩn đằng sau những bánh trà Phổ Nhĩ thượng hạng quý hiếm (Phần 1)

Trà phổ nhĩ là gì? Tên gọi của nó có gì độc đáo và thức uống này tại sao có giá lên đến hàng tỷ đồng cho mỗi bánh trà. Đây là những câu hỏi được nhiều người yêu trà đặt ra và chưa có lời giải đáp chính xác. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều người tìm đến để sưu tầm và thưởng thức. Vốn bắt nguồn từ Trung Quốc, tuy nhiên ngày nay loại trà này đã được lan truyền ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng Yêu trà Việt khám phá những 7 bí ẩn đằng sau những bánh trà thượng hạng quý hiếm này nhé!  

Nguồn gốc tên gọi Phổ Nhĩ từ đâu?

Cái tên Phổ Nhĩ bắt nguồn từ một thị trấn cùng tên ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc. Thị Trấn Phổ Nhĩ từ hàng ngàn năm trước là một trung tâm buôn bán trà nổi tiếng, các vùng trồng trà tại Vân Nam đều mang đến đây để giao thương và trao đổi hàng hóa. Theo một số tài liệu ghi chép khác, trà Phổ Nhĩ cũng có thể xuất phát từ các dân tộc thiểu số sống ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, như người Thái, Tày, Dao, Nùng và được gọi là trà ống lam – trà được cho vào trong ống tre, nứa rồi sấy lâu năm trên gác bếp. 

Cái tên Phổ Nhĩ bắt nguồn từ một thị trấn cùng tên ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc
Cái tên Phổ Nhĩ bắt nguồn từ một thị trấn cùng tên ở tỉnh Vân Nam – Trung Quốc

Sau Cách Mạng Văn Hoá thì thành phố Phổ Nhĩ được đổi tên là Tư Mao vào năm 1950. Nhưng do cơn sốt trà Phổ Nhĩ nên vào năm 2007 thì chính quyền địa phương đã đổi về tên cũ là Phổ Nhĩ. Và cái tên này vẫn còn giữ mãi đến tận ngày nay.

Nguyên liệu làm bánh trà Phổ Nhĩ

Chắc hẳn nhiều người nghĩ tất cả các loại chè đều sẽ được chế biến từ cây chè trung du giống như chè Thái Nguyên, chè Phú Thọ… Tuy nhiên yếu tố tiên quyết để làm nên những bánh trà Phổ tuyệt hảo chính là nguyên liệu từ giống cây chè cổ thụ hoang dã. Nguyên liệu làm trà sẽ được phân loại theo tuổi và vùng miền trồng trà. 

– Giống trà cổ thụ này có 2 nhóm chính. Nhóm đầu tiên có lá trà to và một thân to chính. Còn nhóm thứ hai có lá nhỏ, nhiều thân nhỏ mọc lên từ một gốc.

Phần lớn trà Phổ Nhĩ được làm từ nhóm trà lá to. Những cây chè Shan tuyết cổ thụ để được gọi là cổ thụ thì cây chè cũng ít nhất có tuổi từ 100 năm và nguyên liệu từ những cây chè này bao giờ cũng vượt trội hơn hẳn so với nhóm cây chè ít tuổi.

Dòng trà này được làm từ những búp trà của cây chè Shan cổ thụ
Dòng trà này được làm từ những búp trà của cây chè Shan cổ thụ

– Vùng trồng trà cũng là một yếu tố quan trọng để khẳng định những giá trị của nguyên liệu làm trà Phổ. Tại Vân Nam, có những làng làm trà Phổ Nhĩ đắt hơn rất nhiều so với những vùng nguyên liệu khác. Do phải phụ thuộc rất nhiều vào địa hình, khí hậu, hệ sinh thái tự nhiên, nguồn nước sẽ khiến cho trà Phổ Nhĩ có hương vị đặc biệt hơn, thơm ngon hơn. 

Hiện nay, do sự khan hiếm cũng như việc đẩy giá lên cao nên tình trạng làm giả hay gian dối trong quá trình sản xuất từ những vùng trà ít tiếng tăm mạo danh những vùng trà nổi tiếng, đóng mác trà cổ thụ chất lượng thượng hạng. Vì vậy mà những người yêu dòng trà này cần phải trang bị đầy đủ các kiến thức để phân biệt thế nào trà Phổ Nhĩ chất Cổ Thụ nhé. 

Tại các vùng núi phía Bắc Việt Nam như các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu ngày nay có rất nhiều những cây chè Shan tuyết cổ thụ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Đây cũng chính là nguyên liệu để người dân bản địa thu hái và sản xuất những phẩm trà phổ nhĩ chất lượng, khẳng định tên tuổi và vị thế thương hiệu trà Việt trên thị trường quốc tế.

Phân loại trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ được chia thành 2 loại chính là trà Phổ Nhĩ Sống và trà Phổ Nhĩ chín. Sống và chín ở đây không có nghĩa là cho lên bếp nấu chín. Ở đây sống hay chín hiểu đơn giản là dựa theo quá trình lên men của trà.

Bánh trà Phổ Nhĩ Sống

Phổ Nhĩ sống là nhóm trà không trải qua quá trình ủ lên men. Búp trà sau khi thu hái và chế biến thành phẩm sẽ được mang đi ép thành bánh trà Phổ Nhĩ sống, hoặc để mao trà giữ cho lên men một chút rồi mang đi ép bánh. Chỉ những búp trà và lá trà nguyên vẹn mới được đem đi ép bánh. Trà khi cho vào máy ép kết hợp với hơi nước sẽ làm lá trà khô và mềm dai nhờ vậy mà lá trà quyện chặt với nhau tạo thành bánh trà.

Dòng trà sống
Dòng trà sống

Những bánh trà sống này thường có hương vị dịu và đầm hơn những bánh được ép từ mao trà mới. Sau khi ép bánh trà sẽ được để trên kệ cho khô từ từ, tùy theo nguyên liệu mà bánh trà sẽ khô nhanh hay chậm, từ vài giờ đến vài ngày, có khi đến hàng tuần mới khô. Sau khi khô mới được đem đi bọc giấy. Qúa trình này sẽ giúp bánh trà Phổ Nhĩ được tiếp xúc với không khí, nhờ vậy mà bánh trà sẽ chuyển hóa hương vị lẫn các thành phần hóa học khi dự trữ trong thời gian dài. 

Nhiều loại trà chỉ được sử dụng trong thời gian từ 6 tháng đến 1, 2 năm nhưng đối với bánh trà Phổ Nhĩ sống có thể đạt đến ngưỡng 70 – 80 năm. Những bánh trà Phổ Nhĩ sống càng để lâu thì càng quý càng đắt, bởi trong quá trình này các vi sinh vật lên men liên tục tạo ra những chất hiếm cục kỳ tốt cho đường tiêu hóa của chúng ta. Mỗi năm ta sẽ thấy sự thay đổi từ màu bánh trà đến màu nước và mùi hương của trà Phổ Nhĩ sống. Màu sắc sẽ đậm dần lên từ vàng đậm rồi chuyển sang đỏ, càng lâu thì sang màu đỏ đen, mùi hương để lâu có mùi ẩm sau mưa khi nắng lên hay còn có mùi của gỗ mục. 

Hiện nay có rất nhiều người đam mê trà có thú vui sưu tầm bánh trà Phổ Nhĩ sống có tuổi đời hàng chục năm và giá trị của chúng thì không hề nhỏ. 

Trà Phổ Nhĩ chín 

Phổ Nhĩ Chín có quá trình làm trà phức tạp hơn rất nhiều so với trà Phổ Nhĩ sống. Đây là nhóm trà phải trải qua quá trình hậu lên men. Các mao trà được chất thành đống rồi phun nước và phủ bạt lên giúp tăng sức nóng trong quá trình ủ. Trà sẽ chín hoàn toàn sau khoảng 45 đến 60 ngày. Công đoạn làm trà Phổ Nhĩ chín là mô phỏng quá trình rút ngắn lên men lâu năm của trà sống thay vì phải chờ đợi hàng chục năm lên men thì đây chỉ mất vài chục ngày. 

Bánh trà phổ nhĩ chín
Bánh trà Phổ Nhĩ chín

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy trà phổ nhĩ chín có thành phần hóa học và hệ vi sinh giống như phổ nhĩ lâu năm. Tuy nhiên hai loại trà này không thể giống nhau về mặt hương vị, trà khí hay màu sắc. 

Bản thân trà Phổ Nhĩ chín cũng có thể lưu trữ lâu năm, nhưng sự thay đổi về mặt hương vị không nhiều như phổ sống. Trà chín trữ qua vài năm thường sẽ ngọt hơn và mùi ammonia do quá trình hậu lên men sẽ phai đi nhiều.

Bánh chín có thể dùng trực tiếp, có màu đen sẫm, nước dùng có màu nâu đỏ, có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, giải độc, nhuận tràng. 

Cả trà sống và chín đều có hương vị độc đáo riêng biệt. Tuy nhiên nhiều người mới uống sẽ thích trà chín hơn, còn với người thưởng trà lâu năm sẽ thích trà sống hơn.

Tiểu thanh cam
Tiểu thanh cam

Bên cạnh 2 loại Phổ Nhĩ như trên còn có loại trà phổ nhĩ quýt: Loại này cũng có quy trình sản xuất gần giống như 2 loại trên, tuy nhiên ở bước cuối cùng sau khi được lên men tự nhiên thì trà sẽ được bọc bởi một lớp vỏ quýt tươi rồi đem phơi nắng. Tinh dầu trong vỏ quýt sẽ ngấm dần vào trong trà và tạo nên một loại trà thơm ngon đặc biệt.

(còn nữa)

Cộng đồng Yêu trà Việt được hình thành và phát triển với mong muốn là Nơi tôn vinh thương hiệu trà Việt, Nghệ nhân trà Việt, Các vùng trà Việt Nam, Các tour trải nghiệm về Trà, Những quyển sách trà hay, Những kiến thức về Trà, Các địa danh trà quán trên cả nước. Qua đó, Quý trà hữu có thể lựa chọn được các sản phẩm trà An Toàn để sử dụng, tìm được các nơi thưởng trà để đàm đạo, đọc được những cuốn sách hay về Trà. Đặc biệt giao lưu kết nối thêm nhiều bạn trà để cuộc sống thêm nhiều giá trị.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *