Sáng tạo đem lại giá trị cho cây chè ở Thái Nguyên

Hiện nay, nhiều nông dân vươn lên làm giàu từ các sản phẩm nông nghiệp quê hương được nhiều người ủng hộ và đánh giá cao. Không chỉ bởi sự chăm chỉ mà còn ở sự sáng tạo, học hỏi các kinh nghiệm từ nước ngoài để mang lại lợi ích thiết thực cho quê hương. Vun chè bằng trứng gà là một trong những phương pháp đem lại giá trị cao về chất lượng, kinh tế cho nhiều người ở Thái Nguyên. Cùng Yêu trà Việt tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những phương pháp sáng tạo đem lại giá trị cho cây chè.

Cây chè đang trở thành thu nhập chính và làm giàu cho người dân tại Thái Nguyên
Cây chè đang trở thành thu nhập chính và làm giàu cho người dân tại Thái Nguyên

Tại thôn Khe Cốc, xã Tức Tranh, Thái Nguyên từ lâu người ta đã sinh sống và thu nhập chính bằng nghề trồng chè. Tuy nhiên chất lượng và số lượng còn hạn chế, các hộ dân vẫn trồng và sản xuất xuất chè theo phong trào, nhỏ lẻ nên đem lại giá trị không cao. Ông Tô Văn Khiêm là một trong những người đầu tiên thay đổi tư tưởng và nhận thức với quyết tâm đổi đời từ cây chè, sáng tạo đem lại giá trị cho cây chè tại quê hương.

Để mang đến những phẩm trà ngon và chất lượng thì người thợ trà phải trải qua rất nhiều công đoạn từ lúc chăm bón đến khi thu hái và chế biến. Với phương pháp bón chè bằng trứng gà, lúc đầu nhiều người còn hoài nghi nhưng sau nhiều lần thử nghiệm thì bất kỳ ai cũng phải trầm trồ về hương vị thơm ngon, ngọt của những phẩm chè này.

Theo ông Khiêm, công thức vun bón cho cho cây chè rất đơn giản, chỉ cần hòa 1 lít mật ong với 10 quả trứng gà sau đó pha loãng với nước rồi tưới xuống gốc cây chè. Công thức này sẽ tưới với diện tích khoảng 360m2. Sự sáng tạo và đổi mới này đã giúp tạo ra những sản phẩm chè ngon hơn, có vị thơm hơn và nước trong hơn. Cũng vì thế mà giá của mỗi kilogram chè lên đến 23 – 25 triệu đồng. Các hộ trồng chè mỗi tháng có thể thu về từ 3-5 kg chè thành phẩm thượng hạng khi làm từ cách trên. Đây là một khoản thu nhập khá lớn để ổn định chi phí chăm sóc và thu hoạch.

Phương pháp vun trứng gà cho cây chè đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân
Phương pháp vun trứng gà cho cây chè đã mang lại hiệu quả cao cho nông dân

Hiện nay, với mô hình hợp tác xã liên kết các hộ dân, ông Khiêm giữ vai trò quản lý HTX chè an toàn Khe cốc với 15 thành viên tham gia. Mỗi 1ha, cây chè mang đến thu nhập trung bình từ 250 – 300 triệu đồng cho các hộ dân.

Bên cạnh việc bón mật ong trứng gà cho chè, nhân dân ở huyện Phú Lương cũng được Hiệp hội chè Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm trong việc chế biến phẩm trà để giữ lại vị ngọt của chè. Với quy trình chế biến kéo dài thời gian sẽ giúp quá trình chuyển đổi enzim trong búp chè được giữ lại các khoáng chất, đường. Dù mất thêm thời gian tuy nhiên khi thành phẩm sản phẩm chè có hương vị đặc trưng. 

Với sự sáng tạo, thay đổi cùng với đó là sự giúp đỡ và ủng hộ của các ban ngành trong tỉnh, huyện đã mang đến sự đổi đời cho nhân dân xã Tức Tranh. Theo thống kê, trong vòng 4 năm gần đây, diện tích trồng chè của huyện Phú Lương ngày càng được mở rộng đạt gần 800ha. Việc sản xuất chè cũng có những thay đổi đáng kể trong việc áp dụng công nghệ cao trong quá trình sản xuất, sản xuất chè an toàn. Tại các vùng trồng chè trọng điểm giảm 70-80% lượng thuốc bảo vệ thực vật mang đến các sản phẩm chè chất lượng cho người tiêu dùng. 

Người dân Phú Lương cũng từng bước gia tăng năng suất, tăng diện tích trồng chè và sáng tạo thêm nhiều sản phẩm, chủng loại như chè xanh, kẹo lạc chè xanh, bột chè, chè túi lọc… làm tăng sản lượng và tăng thu nhập đáng kể cho người dân. 

Nông dân tiếp tục sáng tạo đem lại giá trị cho cây chè
Nông dân tiếp tục sáng tạo đem lại giá trị cho cây chè

Ông Khiêm là một trong hàng trăm hộ dân ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên vươn lên làm giàu từ cây chè. Ước tính, với hơn 4.000ha diện tích chè tại 4 xã của huyện Phú Lương cho sản lượng hơn 42 nghìn tấn mỗi năm, số tiền thu về từ vựa chè vùng tứ đại danh trà của tỉnh Thái Nguyên ước tính 1.200 tỷ đồng. 

Có thể thấy, việc đổi mới tư duy sáng tạo, áp dụng vào nông nghiệp đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Thái Nguyên đang tiếp tục đầu tư phát triển cây chè với mục đích xóa đói, giảm nghèo, đến nay người nông dân đã làm giàu từ chính cây chè, đặc sản quê hương mình. 

 

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *