Trải nghiệm văn hóa Tết Việt tại Làng cổ Đường Lâm 

Hòa trong không khí chào đón năm mới Nhâm Dần 2021, với mong muốn lan tỏa và chia sẻ đến bạn bè quốc tế, nhiều chương trình hoạt động trải nghiệm quảng bá Tết cổ truyền, văn hóa Tết Việt được tổ chức ở nhiều địa điểm trên cả nước. 

Mới đây, ngày 23/01/2020 gần 30 đại sứ cùng đại diện các cơ quan ban ngành ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội đã có chuyến trải nghiệm tham quan làng cổ Đường Lâm. Tại đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) phối hợp cùng UBND thị xã Sơn Tây tổ chức chương trình Happy Tết 2022 với chủ đề “Tết xứ Đoài”, ngập tràn không khí Tết cổ truyền. 

Các Đại sứ trải nghiệm văn hóa Tết Việt tại Làng cổ Đường Lâm
Các Đại sứ trải nghiệm văn hóa Tết Việt tại Làng cổ Đường Lâm (ảnh: TTXVN)

Chương trình được tổ chức tại Làng cổ Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Với đường nét kiến trúc cổ kính, xưa cũ, vùng “đất hai vua” đã vinh dự trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta và đã được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Nơi đây thu hút hàng nghìn lượt khách thập phương mỗi năm, đến khám phá không gian lịch sử của người Việt bởi nhiều công trình kiến trúc nhà ở, di tích đặc sắc khác.

Happy Tết 2022 là không gian chợ Tết truyền thống trong văn hóa người Việt. Các Đại sứ, đại diện các cơ quan ngoại giao được tìm hiểu nền văn hóa của dân tộc Việt Nam với không gian trải nghiệm văn hóa Tết: Viết thư pháp, trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống; trình diễn, trải nghiệm làm bánh chưng, bánh tẻ, các loại kẹo… thưởng thức ẩm thực đặc sắc của xứ Đoài dịp Tết.

Các Đại sứ ngoại giao khám phá văn hóa ẩm thực của người Việt
Các Đại sứ ngoại giao khám phá văn hóa ẩm thực của người Việt (ảnh: TTXVN)

Bên cạnh đó các đại sứ còn có cơ hội tìm hiểu và thưởng thức trà – một trong những nét đẹp văn hóa có từ lâu đời của người Việt. Trà đã đi vào tâm hồn người Việt một cách tự nhiên, tĩnh lặng. Dẫu có những thay đổi, dẫu có nhiều thức uống công nghiệp phổ biến nhưng uống trà sẽ vẫn là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Văn hóa trà Việt ấy không chỉ thể hiện một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày, trong mỗi độ Tết đến, Xuân về mà còn trở thành một phong tục tập quán, một thú vui thanh tao của người Việt.

Giới thiệu văn hóa thưởng trà đến các chuyên gia, đại sứ
Giới thiệu văn hóa thưởng trà đến các chuyên gia, đại sứ

Tại sự kiện Tết Xứ Đoài có sự góp mặt Không gian thưởng trà của Tiên Thiên Trà gây ấn tượng đặc biệt với các đại sứ và đại diện tổ chức nước ngoài, thu hút sự quan tâm của báo đài trong nước. Những phẩm trà Tiên Thiên được chế biến từ các chồi non của các cây chè cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm, trên núi với độ cao hơn 1000m đã chinh phục những người bạn quốc tế. Họ không chỉ ngạc nhiên bởi quy trình thu hái, chế biến công phu mà còn trầm trồ bởi hương rừng vị núi mà những chén trà mang lại.

Không gian thưởng trà của Tiên Thiên Trà gây ấn tượng đặc biệt
Không gian thưởng trà của Tiên Thiên Trà gây ấn tượng đặc biệt

Chương trình Tết xứ Đoài là sự kiện văn hóa truyền thống được HPA tổ chức thường niên tại Hà Nội vào dịp Tết Nguyên đán của dân tộc. Chương trình được tổ chức với mục đích quảng bá giá trị văn hóa truyền thống Tết Việt Nam tới bạn bè quốc tế đang sống và làm việc tại Hà Nội, đồng thời giới thiệu đến các doanh nghiệp du lịch một điểm đến đặc sắc ngoại thành Hà Nội để xây dựng sản phẩm du lịch phục vụ du khách dịp tết và du xuân Nhâm Dần 2022.

 

Các đại sứ thưởng thức trà Tiên Thiên
Các đại sứ thưởng thức trà Tiên Thiên
Các đại sứ thưởng thức trà Tiên Thiên
Các đại sứ thưởng thức trà Tiên Thiên

Làng cổ Đường Lâm thuộc địa phận huyện Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 44km. Đường Lâm là quê hương của Ngô Quyền và Phùng Hưng nên được gọi là “đất hai vua”. Cho đến ngày nay, làng Đường Lâm vẫn lưu giữ được những nét đặc trưng cơ bản của một ngôi làng ở Bắc Bộ có cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình,… với 956 ngôi nhà truyền thống. Năm 2006, Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở nước ta được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Cổng làng Mông Phụ, đây là cổng cổ duy nhất còn lại cho đến ngày nay ở Đường Lâm. Cổng làng được xây dựng từ thời Hậu Lê, có nét kiến trúc khác biệt so với cổng làng truyền thống, tựa như một ngôi nhà hai mái dốc, có trụ đỡ mái và đầu nóc theo kiểu “thượng gia hạ môn” (trên là nhà, dưới là cổng). Cổng Mông Phụ cùng với cây đa, bến nước, ao sen tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ xưa.

Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Đường Lâm

Cho tới ngày nay, ngôi làng vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản của một ngôi làng xưa với đình làng, cây đa, bến nước, chùa miếu… Đây là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong nước và quốc tế

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: https://www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: https://www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: https://www.tiktok.com/@yeutraviet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *