Câu chuyện khởi nghiệp với trà của cử nhân ngữ văn bỏ nghề

Những câu chuyện khởi nghiệp không còn xa lạ với các bạn trẻ, đặc biệt là khởi nghiệp với trà – ngành sản phẩm truyền thống của quê hương đất nước. Bài viết này Yêu Trà Việt xin gửi tới Qúy trà hữu câu chuyện về “Cử nhân ngữ văn bỏ nghề, làm chè sạch từ thói quen uống trà đá”. 
Khởi nghiệp từ những sản phẩm của quê hương đất nước
Khởi nghiệp từ những sản phẩm của quê hương đất nước

Làm chè thật sẽ có nhiều trà ngon để uống!

Lê Văn Hùng (26 tuổi), Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nông nghiệp công nghệ cao Đức Hòa là ông chủ quản lý 3 cửa hàng Mộc Liên Trà tại tỉnh Thái Nguyên và liên kết 4 đại lý phân phối sản phẩm tại Hà Nội.
Chàng trai trẻ từ bỏ sự nghiệp giáo viên để được làm về trà Việt
Chàng trai trẻ từ bỏ sự nghiệp giáo viên để được làm về trà Việt
Hùng quê gốc ở Quảng Ninh, học Đai học Sư phạm Thái Nguyên và bén duyên ở lại mảnh đất này khởi nghiệp. Bất cứ ai, nếu được nghe Hùng chia sẻ sẽ rất ngỡ ngàng, từ ngành nghề theo học, việc làm sau ra trường đến khi bắt tay khởi nghiệp với trà. Các công việc Hùng từng làm chẳng hề liên quan, ăn nhập với nhau.
“Em mê học văn, thời học phổ thông nhà nghèo, chọn thi sư phạm, lý do đơn giản là ngành này không mất học phí, lại dễ xin việc”, Hùng kể lại. Quyết định là như thế nhưng khi tốt nghiệp, bạn bè đôn đáo khắp nơi tìm trường dạy học, còn Hùng thì nộp hồ sơ vào làm cho một doanh nghiệp kinh doanh ô tô có tiếng tại TP.Thái Nguyên.
Sau vài năm diện tích và quy mô doanh nghiệp cũng mở rộng rất nhiều
Sau vài năm diện tích và quy mô doanh nghiệp cũng mở rộng rất nhiều
Sau 3 năm làm việc, Hùng có một mạng lưới khách hàng rộng lớn, mỗi tháng bán vài chiếc ô tô “chỉ là chuyện nhỏ”. Tháng cao điểm, Hùng bán được cả chục chiếc xe. Công việc trên đà thành công, thu nhập cao nhưng Hùng bất ngờ nộp đơn xin nghỉ việc khiến sếp và đồng nghiệp ngỡ ngàng.
Chia sẻ về quyết định này, Hùng nói: “Công việc bán ô tô có thu nhập cao nhưng bản thân không thấy “sướng” vì lúc nào cũng đau đáu “phải làm gì liên quan đến cây chè”. Uống trà đá là thói quen, sở thích từ hồi sinh viên và Hùng có một sinh nhật không bao giờ quên khi được bạn tổ chức ngay tại ở quán trà đá.

Đưa trà ra hội chợ, khách tưởng… bán thuốc nam

Hùng dành nhiều thời gian đi nghiên cứu khảo sát khắp các vùng chè lớn ở Thái Nguyên như La Bằng (H.Đại Từ); Khe Cốc (H.Phú Lương); Trại Cài (H.Đồng Hỷ). Cuối cùng, Hùng chọn giống chè lai và vùng chè Tân Cương (TP.Thái Nguyên) gây dựng thương hiệu Mộc Liên Trà. “Mộc là mộc mạc, giản dị. Liên là hoa sen – quốc hoa tượng trưng cho sự tinh khiết. Sản phẩm Mộc Liên Trà trà phải đáp ứng các tiêu chí về hình thể mỹ, nghĩa là cánh trà phải đẹp, hương thơm tinh khiết, vị ngọt hậu”, Hùng giải thích.
Các sản phẩm trà của Mộc Liên Trà
Các sản phẩm trà của Mộc Liên Trà
Vốn đầu tư không lớn, Hùng thành lập HTX Nông nghiệp Công nghệ cao Đức Hòa liên kết với nông dân trồng chè. Vùng chè đạt tiêu chuẩn VietGap nhưng để chọn lọc, phân loại nguyên liệu chặt chẽ, Hùng đưa kỹ sư xuống vườn tư vấn kỹ thuật cho nông dân. Cứ 2 – 3 ngày trước khi hái, kỹ sư lấy mẫu chè đưa về phòng xét nghiệm kiểm soát. Khi đạt yêu cầu chất lượng, nông dân mới được phép hái chè đưa về khu chế biến. Bằng cách này, Hùng tự tin cho ra sản phẩm có chất lượng đồng đều, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mộc Liên Trà còn độc đáo ở bao bì đóng gói thân thiện, lạ mắt. Không sử dụng loại túi ni lông như sản phẩm chè Thái Nguyên truyền thống, để giảm thiểu rác thải khó phân huỷ ra môi trường”, Hùng nói.
Doanh thu từ việc khởi nghiệp của chàng trai trẻ ngày một tăng
Quy mô cửa hàng kinh doanh sản phẩm ngày càng mở rộng 
Chưa đầy một năm bước chân vào thị trường, Mộc Liên Trà có tốc độ phát triển khá nhanh, ngoài chuỗi 3 cửa hàng tại Thái Nguyên còn có thêm 4 đại lý tại thị trường Hà Nội và hiện có tổng doanh thu hàng tháng không dưới 300 triệu đồng.

Chuyển đổi sản xuất chè hữu cơ trong khởi nghiệp với trà

Bao bì giấy đóng gói sản phẩm Mộc Liên Trà được Hùng đăng ký mẫu mã và thương hiệu với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN). Trên mỗi bao bì đều có mã QR quét truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hùng cho biết, HTX nông nghiệp công nghệ cao Đức Hòa đang thí điểm 2 ha chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ. Diện tích chè này tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà thay bằng các dung dịch tỏi ớt phun tiêu diệt côn trùng gây hại.
Phân bón chè được thay thế bằng phân ủ từ vỏ, cây đậu tương để tạo mùn, chất dinh dưỡng hữu cơ. Ngoài ra, các vườn chè sẽ được trồng thêm một số loài cây thiên địch để khắc chế một số loài sâu bệnh.
Các sản phẩm liên quan đến cây chè cũng được đầu tư và khai thác
Các sản phẩm liên quan đến cây chè cũng được đầu tư và khai thác
Ngoài 10 sản phẩm đang bán trên thị trường, Hùng đang bắt tay nghiên cứu sản phẩm mặt nạ từ bột trà xanh; sản xuất chè túi lọc tiện lợi cho nhóm khách hàng giới văn phòng, công sở.
Yêu Trà Việt xin chúc cho bạn Hùng luôn mạnh khỏe, giữ được tâm sáng trong con đường khởi nghiệp với chè, chúc Mộc Liên Trà sẽ luôn là một thương hiệu trà an toàn cho Quý trà hữu lựa chọn sử dụng.

Trên đây là những kiến thức khởi nghiệp của ngành trà. Nếu bạn là người đam mê, muốn thưởng thức văn hóa trà đạo nên một lần thưởng qua những loại trà ngon của người Việt. Yêu Trà Việt hy vọng có thể mang tới nhiều thông tin hữu ích tới các quý trà hữu.

Mỗi phẩm trà đều mang trong mình cả quá trình từ cây chè đến bàn trà. Qúy trà hữu mong muốn thưởng những thức trà thơm ngon từ cây chè Shan tuyết cổ thụ. Liên hệ ngay Tiên Thiên Trà để trải nghiệm các sản phẩm Trà từ núi rừng Tây Bắc.

 

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

 

 

 

Tìm hiểu thêm câu chuyện khởi nghiệp của các bạn trẻ khác: https://yeutraviet.vn/cau-chuyen-khoi-nghiep-cua-chang-ky-su-9x/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *